Toán 1 2 Chương II: Mặt nón Mặt trụ Mặt cầu BÀI 2 MĂĂT CẦU

Một phần của tài liệu Toán 12 Hình (Trang 53)

III. Mặt tru tròn xoay 1 Định nghĩa

Toán 1 2 Chương II: Mặt nón Mặt trụ Mặt cầu BÀI 2 MĂĂT CẦU

Ngày gửi bài: 09/11/2010 Số lượt đọc: 296

BÀI 2. MẶT CẦU

Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường thấy hình ảnh của mặt cầu thông qua hình ảnh bề mặt của quả bóng bàn, của viên bi, của mô hình quả địa cầu, của quả bóng chuyền (h.2.13).

Tải trực tiếp tệp hình học động:L12cb_Ch2_h2.13.ggb

Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

I – MẶT CẦU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MẶT CẦU

1. Mặt cầu

Tập hợp những điểm M trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi bằng r (r > 0) được gọi là mặt cầu tâm O bán kính r (h.2.14).

Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch2_h2.14.cg3

Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin:Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )

Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch2_h2.14a.cg3

Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin:Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )

Người ta thường kí hiệu mặt cầu tâm O bán kính r là S(O ; r) hay viết tắt là (S). Như vậy ta có mặt cầu S(O ; r) = {M | OM = r}.

- Nếu hai điểm C, D nằm trên mặt cầu S(O ; r) thì đoạn thẳng CD (h.2.15a) được gọi là dây cung của mặt cầu đó.

- Dây cung AB đi qua tâm O được gọi là một đường kính của mặt cầu. Khi đó độ dài đường kính bằng 2r (h.2.15b).

Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch2_h2.15a.cg3

Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin:Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )

Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch2_h2.15b.cg3

Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin:Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )

Một mặt cầu được xác định nếu biết tâm và bán kính của nó hoặc biết một đường kính của mặt cầu đó.

2. Điểm nằm trong và nằm ngoài mặt cầu. Khối cầu

Cho mặt cầu tâm O bán kính r và A là một điểm bất kì trong không gian. - Nếu OA = r thì ta nói điểm A nằm trên mặt cầu S(O ; r).

- Nếu OA < r thì ta nói điểm A nằm trong mặt cầu S(O ; r). - Nếu OA > r thì ta nói điểm A nằm ngoài mặt cầu S(O ; r).

Tập hợp các điểm thuộc mặt cầu S(O ; r) cùng với các điểm nằm trong mặt cầu đó được gọi là khối cầu hoặc hình cầu tâm O bán kính r.

Một phần của tài liệu Toán 12 Hình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w