0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Sử dụng Bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong việc dạy học các tiết tự chọn.

Một phần của tài liệu SKKN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 32 -32 )

chọn.

Trong các tiết tự chọn, giáo viên có thể tổ chức dạy học bằng cách sử dụng bài tập có nhiều cách giải dưới dạng tổ chức một trò chơi hoặc một cuộc thi. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng hai hình thức. Hình thức thứ nhất là trò chơi “thách đố”: Giáo viên đưa ra một bài tập, lần lượt cho học sinh “thách đố” có thể giải được bài toán đó bao nhiêu cách, học sinh giải được nhiều cách nhất sẽ thắng cuộc và được giáo viên đánh giá bằng điểm số tối đa. Hoặc có thể cho mỗi học sinh chỉ đưa ra một cách giải mà cho là hay nhất, sau đó giáo viên tổ chức cho cả tập thể bình chọn ai là người đưa ra cách giải hay nhất.

Hình thức thứ hai là giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm là về nhà sưu tầm hoặc biên soạn bài tập có nhiều cách giải theo chủ đề kiến thức cho trước. Khi đến tiết học, lần lượt từng nhóm đưa ra bài tập và yêu cầu các nhóm còn lại giải. Giáo viên đánh giá, nhận xét về việc chuẩn bị bài tập từng nhóm, về các cách giải khác nhau và có hình thức động viên khen thưởng phù hợp.

Ở trường phổ thông hiện nay, trong chương trình học có tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức dạy học tự chọn của nhiều giáo viên đơn giản và nhàm chán. Chẳng hạn như giáo viên chỉ ra đề bài tập rồi yêu cầu học sinh giải hoặc giáo viên hướng giải. Việc làm này lặp đi lặp lại trong một tiết và qua nhiều tiết gây không ít chán nản cho học sinh. Bởi vậy, việc tổ chức dạy học tự chọn kết hợp với trò chơi như trên sẽ giúp học sinh hứng thú, phấn khởi và qua đó hiệu qủa đạt được cao hơn.

Một phần của tài liệu SKKN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 32 -32 )

×