Sử dụng Bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong các tiết luyện tập, ôn tập cuối chương

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Trang 28)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

-Cho đề bài tập, từ 2 đến 5 bài có nội dung kiến thức liên quan đến tiết luyện tập, ôn tập.

-Chia nhóm học sinh: một lớp học chia thành 4 nhóm, trong đó có sự cân đối đều giữa các nhóm về số lượng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu; chọn một học sinh giỏi có khả năng tổ chức hoạt động nhóm tốt làm nhóm trưởng. -Phân công công việc về nhà cho từng nhóm: giao mỗi nhóm 1 bài tập, yêu cầu nhóm thảo luận và đưa ra các cách giải khác nhau- ít nhất là 3 cách giải.

-Tổ chức cho học sinh trình bày trên lớp, nhận xét và đánh giá điểm

-Tiến hành thảo luận nhóm, đưa ra các cách giải khác nhau; nhóm trưởng tập hợp và thống nhất chọn các cách hay để trình bày.

-Các nhóm cử đại diện trình bày các cách giải theo bài toán đã giao, trả lời các câu hỏi thắc mắc của các bạn nhóm khác và của giáo viên

-Ghi lại cách giải hay và ngắn gọn nhất.

* Ví dụ minh họa: Dạy tiết 59- chương trình lớp 11 nâng cao: Luyện tập Hidrocacbon không no

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Gv: Hệ thống hóa kiến thức và một số lưu ý khi giải bài toán Hidrocacbon không no

Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa

Gv cho bài tập: Cho hỗn hợp A gồm anken X và H2 qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp B gồm 2 khí. Biết B không làm mất màu dung dịch brom. Tỉ khối hơi của A

Hs: Nhắc lại các kiến thức về Hidrocacbon không no theo hướng dẫn của giáo viên

Hs: Sửa bài tập trong sách giáo khoa

Hs: thảo luận nhóm đưa ra các cách giải

Cách 1: Dùng bảo toàn khối lượng và khối lượng mol trung

và B so với H2 lần lượt là 6 và 8. Xác định Công thức phân tử của X và % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A?

Gv: Chia lớp học thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các phương pháp giải bài toán này

Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét trong các cách giải vừa trình bày cách nào hay nhất và nên lựa chọn cách nào để áp dụng giải dạng toán này

Gv: yêu cầu học sinh trình bày cách giải tối ưu nhất

bình

Cách 2: Khối lượng mol trung bình

Cách 3: Bảo toàn khối lượng và sự tăng giảm số mol

Cách 4: Sơ đồ đường chéo

Hs: Trình bày bài giải tối ưu nhât. Đáp số: C3H6; % C3H6 = 25%.

Nhận xét: Sử dụng bài tập Hóa học nhiều cách giải trong các tiết học trên không những giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học mà còn góp phần rèn luyện một số kỹ năng mềm cho học sinh như kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng trình bày, thuyết trình một vấn đề,… Qua thực tế giảng dạy cho thấy, các tiết học sử dụng bài tập nhiều cách giúp có không khí học tập sôi nổi, tập trung hơn và chất lượng đạt cao hơn.

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w