Sử dụng Bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong việc kiểm tra và đánh giá.

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Trang 30)

Có thể sử dụng loại bài tập này trong việc kiểm tra miệng và kiểm tra viết một tiết. Khi kiểm tra miệng, giáo viên yêu cầu học sinh giải một bài tập nào đó, sau khi hoàn thành giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi: Bài này còn có cách giải nào khác không? Qua đó giúp giáo viên đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức và khả năng tư duy của học sinh, tránh tình trạng đánh giá sai lệch do học sinh học thuộc một bài giải rồi lên bảng chép lại một cách máy móc.

Đối với bài kiểm tra viết một tiết, giáo viên có thể yêu câu học sinh trình bày việc giải bài toán ít nhất 2 cách khác nhau. Đối với học sinh xuất sắc, khi làm bài kiểm tra thường làm bài xong sớm hơn nên sử dụng yêu cầu này bắt buộc học sinh phải tiếp tục tư duy và làm bài, hạn chế được sự không nghiêm túc trong kiểm tra như chỉ bài cho bạn

bên cạnh. Qua đó giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác và toàn diện hơn.

* Ví dụ minh họa: Tiết 77: Kiểm tra 1 tiết: Lưu huỳnh và hợp chất( chương trình nâng cao)

- Đề kiểm tra: Phần tự luận:

B. TỰ LUẬN:

Bài 1 : Cho 2,7 g Al phản ứng với 3,2 g S. Cho dd HCl dư vào sản phẩm thu được. Tính thể tích khí thoát ra sau phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 2: Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Hòa tan hết 12,0 g hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng ta thu được 2,24 lit khí và dd A. Mặt khác, cho 12,0 g hỗn hợp X hòa tan hết trong dd H2SO4 đặc, dư đun nóng thì thu được dung dịch B và cho 5,6 lit khí SO2 bay ra. Các thể tích khí đo ở đktc

a) Xác định kim loại M và % về khối lượng từng kim loại trong hh.

b) Cô cạn dung dịch B được m g muối. Tính m theo nhiều cách khác nhau. -Đáp án:

II. Tự luận:

Câu Nội dung Điểm

1

n (Al) = 0,1 mol; n (S) = 0,1 mol

pt: 2Al + 3S  Al2S3 => n (Al dư) = (0,1 -0,1.2/3) mol và

n (Al2S3)= 0,1/3 mol

theo pt: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2

Al2S3 + HCl  2AlCl3 +3 H2S => n (hh khí) = (0,05 + 0,1).22,4 = 3,36 lit (2,0đ 0,5 0,5 0,5 0,5 2

-Giả sử M đứng trước H, thiết lập hệ phương trình cho kết quả nghiệm âm, suy ra M đứng sau H

(3 đ) 0,5 đ

-Viết các ptpu, lập hệ pt và tìm ra M là Cu và tính đúng %

-Cách 1 giải theo phương trình phản ứng

-Cách 2 áp dụng công thức gải nhanh: n (SO42-) = n SO2

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m (muối) = m ( kim loại) + m (SO42-).

-Cách khác

1,0 đ0,5 đ 0,5 đ

0,5 đ 0,5 đ

* Nhận xét: Với bài toán nhiều cách giải như trên ta có thể đánh giá được mức độ học sinh. Học sinh trung bình có thể giải được cách 1, học sinh khá có thể giải được cách 2 hoặc cách khác, học sinh giỏi có thể giải được nhiều cách, ít nhất là 3 cách. Vì vậy kết quả điểm bài kiểm tra sẽ đánh giá đúng năng lực của học sih, có độ tin cậy cao.

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w