Hình thức tuyên truyền về nông thôn mới trên VOV1

Một phần của tài liệu VOV1 vối công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 57)

Cùng với nội dung, hình thức là yếu tố quyết định chất lượng tuyên truyền. Hình thức thể hiện ở kết cấu, phương thức thể hiện, thời lượng các chương trình, thể loại báo chí sử dụng cũng như cách sử dụng âm thanh (lời nói, tiếng động, âm nhạc) trong tác phẩm.

2.3.1 Kết cấu chương trình

Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, băng tư liệu, âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe. [18, tr 216]

Hầu hết các chương trình có nội dung tuyên truyền về nông thôn mới đều có kết cấu khung chương trình gồm 3 phần: Nội dung: Tin, bài, phỏng vấn, phóng sự, chuyên mục; Âm nhạc: Nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc chuyên mục; Lời dẫn: Nội dung lời nói của người dẫn chương trình kết nối các tác phẩm báo chí phát sóng trong chương trình.

54

Thông thường mở đầu các chương trình trình đều là phần tin (với các chương trình Thời sự) hoặc được mở đầu bằng các vấn đề, sự kiện quan trọng (với các chương trình chuyên đề). Đây có thể là những bài phân tích, phóng sự, phản ánh… (dễ nhận thấy nhất là trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn) về những vấn đề, sự kiện được dư luận quan tâm, liên quan đến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mới ban hành hoặc những vấn đề nổi cộm về nông nghiệp. Ví dụ một số “bài đinh” trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn đã được phát sóng:

Ngày 26/3: “Dồn điền đổi thửa và dự định mới của người nông dân”; “Hiệu quả của cơ giới hóa đồng bộ” (ngày 1/1); “Để người nông dân ly nông bất ly hương”…

Một nội dung quan trọng trong tuyên truyền nông thôn mới được thính giả yêu thích đó là chuyên mục, tiết mục trong các chương trình: Ví dụ chuyên mục Xây dựng nông thôn mới của chương trình Thời sự, Dấu ấn nông thôn mới, Nhà nông tính chuyện làm ăn của chương trình Nông nghiệp và nông thôn; Chuyên mục góc nhìn thính giả của chương trình Theo dòng thời sự…

VOV1 là hệ phát thanh tổng hợp, có thời lượng lớn, do vậy, việc sắp xếp chương trình thế nào để hấp dẫn người nghe là vấn đề luôn được các biên tập viên quan tâm. Ví như chương trình Thời sự: Đây là chương trình có kết cấu ổn định nhất của Đài. Trong đó, chương trình Thời sự có các phần chính là: Phần tin trong nước; phần tin thế giới và phần bài dài. Kết cấu này tạo được nét riêng, giữ được kết cấu truyền thống của chương trình. Thính giả đã quen nghe chương trình thời sự của Đài TNVN theo kết cấu này từ nhiều năm nay. Việc để phần tin trong nước lên đầu chương trình thể hiện rõ tầm quan trọng của tin tức trong nước và đó cũng là phù hợp với “luật gần gũi” trong tâm lý tiếp nhận thông tin. Kết cấu của chương trình thời sự 30 phút được thể hiện như sau:

Chương trình phát thanh

55

Nhạc hiệu

Giới thiệu chương trình Phần tin trong nước Nhạc cắt

Phần bài dài Nhạc cắt Bản tin thời tiết Nhạc cắt Phần tin thế giới Tóm tin, chào hết

Biểu đồ 2.6: Đồng hồ chương trình thời sự

Còn đối với chương trình phát thanh chuyên đề như: Nông nghiệp và nông thôn, Pháp luật và đời sống, Chính phủ với người dân… thì kết cấu lại được sử dụng như sau: Nhạc hiệu của chương trình - Giới thiệu nội dung - Tin chuyên đề - Bài chuyên đề - Diễn đàn hoặc phỏng vấn - Câu chuyện hoặc tiểu phẩm - Tóm tắt nội dung. Thời lượng phát sóng chương trình phát thanh chuyên đề thường là 10 đến 15 phút. Tuy nhiên, không phải tất cả các chương trình chuyên đề đều đầy đủ các phần nội dung trên. Ví dụ chương trình Nông nghiệp và nông thôn ngày 6/1:

STT Nội dung Thời lượng

1 Nhạc hiệu chương trình 5 giây

2 Giới thiệu chương trình 20 giây

3 Tích cực phòng chống đói rét cho gia súc 4 phút

4 Nhạc cắt 3 giây

5 Tiết mục nhà nông tính chuyện làm ăn: Mô hình VAC hiệu quả tại huyện Thanh Trì, Hà Nội

4 phút

56

Kết cấu chương trình Chính phủ với người dân ngày 20/1 có những nội dung sau:

STT Nội dung Thời lượng

1 Nhạc hiệu chương trình 5 giây

2 Giới thiệu chương trình 30 giây

3 Tết đến sớm với người nghèo và đối tượng chính sách 3 phút 4 Quảng Bình chăm lo Tết cho người nghèo vùng rốn lũ 4 phút

5 Nhạc cắt 3 giây

6 Thông tư liên tịch hỗ trợ Dự án xây dựng nông thôn mới 1 phút giây 7 Tóm tắt nội dung kết thúc chương trình 30 giây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, chương trình thời sự có kết cấu riêng, năng động còn các chương trình chuyên đề thường có 2-3 phóng sự, bài phản ánh hoặc tin... Tuy nhiên có nhiều chương trình, kết cấu đó có thể thay đổi để phù hợp với nội dung chủ đề.

2.3.2 Sử dụng âm thanh

Đặc trưng cơ bản và cũng là phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc), tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Qua khảo sát cho thấy, để tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, VOV1 đã sử dụng lời nói, âm nhạc, tiếng động chọn lọc để dựng lên bức tranh chân thực, sinh động về xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Qua đó, vừa đáp ứng nhu cầu được thông tin kịp thời về cái mới, vừa làm phong phú thêm đời sống tinh thần của

hàng triệu thính giả. 2.3.2.1 Lời nói:

Trong 3 yếu tố: Lời nói, tiếng động và âm nhạc, lời nói là phương tiện

chuyển tải thông tin quan trọng nhất. Lời nói tự nhiên là một phương tiện hoàn hảo nhất, tin cậy nhất và cũng đặc biệt người, đặc biệt xã hội trong giao tiếp thông tin…. Tiếng động là ký hiệu âm thanh thứ ba trong phát thanh. [39, tr 41].

Lời nói là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất bởi vì nó không chỉ có tính chất thông báo mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào

57

đó. Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp. Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí khác. [18, tr 85]. Lời nói trong báo phát thanh được thể hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau như: Lời hói của phát thanh viên: Đây là những giọng đọc chuẩn, chất giọng tốt; Lời nói của phóng viên: là người kiến tạo lựa chọn và thẩm định sự kiện, đồng thời là người tái hiện lại sự kiện ấy; Lời nói của các nhân chứng (Ý kiến phát

biểu của người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác phẩm đề cập).

Hầu hết các bài viết trong chương trình phát thanh trên VOV1 đều sử dụng lời nói của nhân chứng dưới dạng phát biểu, trong các bài phóng sự, phản ánh... Lời nhân chứng ở đây chứa đựng thông tin quan trọng. Ví dụ, trong chuyên mục xây dựng nông thôn mới (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 14/1), phát sóng phóng sự xã Thanh Văn (Thanh Oai, Hà Nội) xây dựng nông thôn mới được thiết kể bởi chính người dân, theo nguyện vọng của người dân, hướng tới sự hài lòng, hạnh phúc của chính họ. Để minh chứng cho sự thay đổi cuộc sống người dân khi xây dựng nông thôn mới ở xã Thanh Văn, phóng viên đã sử dụng lời nói của chính người dân tại

địa phương là bà Nguyễn Thị Phan: “Cứ hơn 60 tuổi trở lên là chúng tôi mỗi tháng được lĩnh 400 nghìn đồng. Cả nước chưa ở đâu có mà ở đây chúng tôi có là sướng quá rồi. Như nhà tôi hai ông bà là được 800 nghìn này để ăn quà rồi, không phải tiêu pha cái già cả”. Hay ý kiến của bà Lương Thị Ngoan phó chủ tịch UBND

huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết về cách thức thực hiện Dự án “Ngân

hàng bò” đang được triển khai tại địa phương: “Ban đầu huyện được hỗ trợ 100 con bây giờ phát triển thành 180 con rồi. Cũng đến lứa thứ 3 rồi đấy, thì mỗi hộ là 1 con, tức là ban giao tay 3. Lứa thứ 2 là con đực họ sẽ báo cho ban quản lý bản đến lập biên bản chọn để chuyển cho hộ nghèo khác.” (Nông nghiệp và nông thôn, ngày

21/1)… Những cách làm, hiệu quả thực tế do chính người dân nói lên, tạo cho người nghe sự tin cậy và trung thực.

Trong các chương trình của VOV1 nói chung và các chương trình tuyên truyền đề tài nông thôn mới nói riêng, lời nói của phát thanh viên không chỉ là người dẫn chương trình mà trong nhiều trường hợp, sau mỗi phóng sự hay bài phản

58

ánh, phát thanh viên còn thâu tóm lại nội dung vừa phát khiến người nghe dễ nhớ hơn. Trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn, ngày 1/1, sau khi phát phóng sự về cơ giới hóa trong nông nghiệp tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, phát thanh viên bình luận và dẫn dắt sang phóng sự tiếp theo rất linh hoạt:

“Phóng sự vừa rồi cho thấy cơ giới hóa không chỉ giải phóng sức lao động của người dân, tiết kiệm chi phí hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng nông sản và điều này đồng nghĩa với thu nhập của người nông dân tăng lên. Cùng với cơ giới hóa thì thời gian qua vấn đề xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông sản cũng như xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông hay nhà nông với nhà nông dưới hình thức hợp tác xã để có nguồn hàng chất lượng hướng tới đầu ra ổn định cũng là mục tiêu ngành nông nghiệp hướng tới. Mô hình tại tỉnh Hòa Bình được giới thiệu bởi phóng viên Hương Lan”… Có thể thấy, đoạn lời bình của phóng

sự trước và dẫn sang phóng sự sau rất linh hoạt của phát thanh viên, không chỉ tạo sự logic cho các phần của chương trình mà còn tạo sự hấp dẫn và giúp người nghe dễ tiếp nhận được thông tin một cách đầy đủ nhất.

Về lời nói của phóng viên, biên tập viên, trong các chương trình tuyên truyền về nông thôn mới trên VOV1, phóng viên không chỉ là người chứng kiến và phản ánh lại sự việc mà còn đưa ý kiến chủ quan, cái “tôi” vào trong tác phẩm của mình. Trong bài viết về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu,

phóng viên kết luận: Có thể khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng ở nông thôn. Việc đạt các tiêu chí là yêu cầu bắt buộc để được công nhận theo chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên phải nhìn nhận, trên hết vẫn là đời sống của người dân, môi trường nông thôn văn minh và phát triển bền vững. Đó mới tiêu chí sống của nông thôn mới. Yêu cầu này phụ thuộc vào kết quả sáng tạo của quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng, vận động quần chúng, phát huy vai trò làm chủ của người dân. Từ những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở Phước Long hơn 3 năm qua, cho thấy, bên cạnh những cách làm năng động, sáng tạo, nói đi đôi với làm, lãnh đạo nơi đây đã luôn thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, đó là :Lấy dân làm gốc. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 27/1). Với

59

phần kết này, phóng viên đã đưa ra lời bình sắc bén, thể hiện quan điểm của mình, về cốt lõi của xây dựng nông thôn mới chính là nâng cao đời sống cho người dân.

Đặc biệt, lời nói của phóng viên không chỉ thể hiện trong tác phẩm của mình mà trong một số chương trình, để nhấn mạnh nội dung nông thôn mới, phóng viên còn được mời đến phòng thu, tham gia trực tiếp vào chương trình. Từ đó nói lên quan điểm, suy nghĩ của chính mình về chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ví dụ, chương trình Nông nghiệp và nông thôn ngày 1/1 có phần trao đổi của phát thanh viên Minh Khánh và phóng viên Phương Hà. Khi được hỏi về hiệu quả

phong trào nông thôn mới thời gian qua, phóng viên Phương Hà khẳng định: Phong trào nông thôn mới được xem là luồng gió mới thổi vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Không chỉ hạ tầng nông thôn có sự thay đổi mà bản thân người dân cũng đã có nhiều chuyển biến. Từ sự chủ động đến nhận thức và đặc biệt là tinh thần hợp tác cộng đồng cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Trước ý kiến của phát thanh

viên Minh Khánh cho rằng: Nếu như xây dựng nông thôn mới là công việc tương đối dễ về chiều rộng thì khi đi vào chiều sâu vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ xin hỏi

quan điểm của chị về vấn đề này? Phóng viên Phương Hà cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng thẳng thắn nhìn nhận về những bất cập còn tồn tại. Ví dụ căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau và mức độ đến đâu để cho phù hợp mức độ từng địa phương. Những thay đổi thực tế này đã tỏ rõ sự tiếp thu từ phía các ban, ngành chức năng, tránh được tình trạng chạy theo thành tích, dàn trải, không mang lại hiệu quả thiết thực và quan trọng hơn nữa là không đáp ứng được đúng nhu cầu nguyện vọng của người dân, chủ thể của phong trào nông thôn mới. Mặc

dù chỉ là cuộc trao đổi ngắn nhưng cũng giúp thính giả có cái nhìn toàn diện về nông thôn mới, nhất là những ý kiến đó được nói ra từ phóng viên chuyên theo dõi mảng nông thôn mới này, giúp người nghe tin cậy hơn vào nội dung thông tin được truyền tải và chương trình cũng trở lên hấp dẫn, sinh động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2 Tiếng động

Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ lại và phát sóng trong các chương trình phát thanh. Tiếng động làm tăng tính chân thật, xác thực,

60

qua đó thính giả có thể xác định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện… Tiếng động là ký hiệu âm thanh thứ hai, được sử dụng trong một số bài phản ánh, phóng sự của các chương trình, đặc biệt là những chỗ cần tạo hình ảnh và nâng cao tác động của chương trình. Trong đó, chủ yếu sử dụng tiếng động nền, tiếng động hiện trường để minh họa.

Tiếng động nền là những âm thanh phát ra tại nơi phóng viên đang đứng và được thu lại. Tiếng động thường được sử dụng ở mở đầu bài viết cho sinh động, gây ấn tượng, kích thích trí tưởng tượng của người nghe. Mở đầu phóng sự nói về cơ

giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, phóng viên Phương Chi viết: “Trên cánh đồng mẫu lớn rộng 50ha của xã Phước Sơn rộn ràng tiếng máy làm đất, máy xạ hàng. Trên mỗi khoảnh ruộng, từng nông dân thảnh thơi đẩy máy gieo xạ. Đằng sau họ là hàng lúa giống thẳng tắp. Mùa vụ này, toàn xã Phước Sơn, người nông dân làm chủ 70 máy gặt đập liên hợp, 20 máy cắt dải hàng, 20 máy tuốt lúa đa năng, 60 máy cầy và hàng chục công cụ xạ hàng đảm bảo cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch đạt 100% diện tích…” . (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 1/1).

Điều đáng nói là đoạn mở đầu này không phải được đọc trong phòng thu im ắng mà được đọc trên tiếng động nền tiếng máy cày, tiếng máy gieo xạ ngoài đồng ruộng. Cùng với lời văn miêu tả, những tiếng động chân thực đó giúp người nghe hình dung ra không khí lao động sôi nổi, làm cho người nghe có cảm giác phóng viên đang ở cùng những người lao động, ngoài cánh đồng. Đây có thể được xem là sự thành công bước đầu, mở đầu cho những nội dung tiếp theo của phóng sự.

Trong phóng sự viết về mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

đoạn mở đầu miêu tả quang cảnh người dân đang làm việc trong hợp tác xã:

Một phần của tài liệu VOV1 vối công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 57)