thôn mới
Trước hết, phải khẳng định, hoạt động của báo chí là hoạt động chính trị. Bản chất này xuất phát từ đặc điểm, tính chất và mục đích chính trị của thông tin báo chí. Không có một lực lượng cách mạng nào không dùng báo chí để làm
phương tiện tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng. Bản chất chính trị của báo chí được thể hiện ở các bình diện khác nhau, như tuyên truyền lý tưởng chính trị, quan điểm và đường lối chính trị, tập hợp và tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ vũ hành động và phong trào chính trị; tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách; tuyên truyền cổ vũ các chính sách và nhiệm vụ đối nội, đối ngoại… Nói cách khác, bản chất chính trị của báo chí thể hiện việc báo chí phục vụ chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, đáp ứng yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước. [14, tr 96]
Dù ở thời điểm nào, lĩnh vực nào, báo chí luôn có vai trò quan trọng trong việc đưa những quyết sách, chủ trương, đường lối vào cuộc sống và phản ánh một cách trung thực đời sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Cùng với các vấn đề khác, đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm tỷ lệ lớn về nội dung tuyên truyền của báo chí Việt Nam. Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, đề tài xây dựng NTM được báo chí khai thác khá mạnh. Đó không chỉ là thực hiện
27
theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn là phản ánh hiện thực đang diễn ra trong đời sống xã hội. Báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM ở những khía cạnh sau:
Báo chí tuyên truyền, định hướng người dân hiểu và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Báo chí tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và trách nhiệm của cộng đồng để chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương mới của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Báo chí với chức năng tư tưởng, xung kích đi đầu tuyên truyền đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến với người dân.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ giới thiệu, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó, báo chí còn luôn theo sát quá trình triển khai xây dựng NTM, nhằm góp phần từng bước đưa chính sách đi vào thực tế, phát huy hiệu quả tích cực, đem lại lợi ích cho người dân. Báo chí phát hiện và biểu dương những nhân tố mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền. Chỉ có báo chí mới có thể chuyển tải một cách sinh động tới người dân trên khắp cả nước những kết quả xây dựng nông thôn mới, những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực tham gia phong trào chung tại địa phương. Đó là sự động viên, khích lệ các địa phương cùng phấn đấu thực hiện các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới.
Cùng với việc phản ánh không khí thi đua sôi nổi, những tín hiệu tích cực, những mô hình thành công, bài học kinh nghiệm, báo chí cũng đã phản ánh những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại, từ đó nêu hướng giải quyết cho một số vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Việc làm đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp các địa phương sớm khắc phục khó khăn, giải quyết vướng mắc trong công tác xóa đói giảm nghèo, chủ động phòng tránh mà còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cách giải quyết thiết thực. Đây cũng được coi là phần nội dung không thể thiếu trong lĩnh vực truyền thông những năm qua.
28
Trong thời gian tới, báo chí phải đưa ra những điểm mới và khác của chương trình nông thôn mới giai đoạn này so với các giai đoạn trước. Để tuyên truyền được thật tốt những điểm mới đó, báo chí phải phân tích hiệu quả của các chương trình nông nghiệp đang được triển khai thực hiện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và cách làm hay cho giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí và sự hợp tác trong cách thức tuyên truyền để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, làm sao để nông dân thực sự làm chủ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn, đó là một trong những niệm vụ nặng nề của các cơ quan báo chí trong thời gian tới. Đồng thời, các cơ quan báo chí cũng là kênh thông tin cầu nối giữa Đảng và nhân dân, cùng nhau hướng tới thực hiện được các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đặt ra.
Tiểu kết chương 1
Như vậy có thể thấy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đề ra nhằm xây dựng nông thôn ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Trong xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng để mọi người dân hiểu về mục đích tốt đẹp của chương trình và cùng làm theo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được coi là một trong những nội dung quan trọng được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và Đài TNVN nói riêng. Nhiều cơ quan báo chí mở những chuyên mục riêng, tuyên truyền chuyên sâu về những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện chủ trương này. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần không nhỏ vào những thành công của xây dựng nôn thôn mới và sự phát triển chung của nông thôn Việt Nam.
Kết thúc chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phản ánh những quan điểm, đường lối chủ trương,
29
chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Đây là cơ sở để có cái nhìn toàn diện về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí hiện nay. Tuy nhiên, để làm rõ thêm công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên VOV1 đang diễn ra như thế nào, vấn đề này sẽ được phân tích ở chương 2 của luận văn: Thực trạng về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên VOV1.
Thành lập cách đây gần 70 năm, Đài Tiếng nói Việt Nam với lợi thế độ phủ sóng rộng và nhiều kênh, hệ phát sóng khác nhau, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, nghiên cứu VOV1 với công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tìm hiểu thực trạng tuyên truyền nông thôn mới và đưa ra những kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền nông thôn mới trong thời gian tới là một tất yếu khách quan. Những nội dung này tác giả sẽ lần lượt trình bày trong các phần tiếp theo của luận văn.
30
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG