Nội dung tuyên truyền nông thôn mới trên VOV1

Một phần của tài liệu VOV1 vối công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 41)

Qua phân tích nội dung các chương trình cho thấy, nội dung xây dựng nông thôn mới được truyên truyền sâu rộng trên VOV1 ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, trọng tâm đi vào các nội dung chính là: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn mới chiếm 24%; Tuyên truyền về việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chiếm 29%; Tuyên truyền về kết quả đạt được và điểm sáng, mô hình hay trong xây dựng nông thôn mới là 34% và tuyên truyền về những khó khăn, bất cập nảy sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới là 13%. Các nội dung tuyên truyền về nông thôn mới được thể hiện ở biểu đồ sau:

38 24% 29% 34% 13% Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Kết quả, điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Khó khăn, bất cập trong xây dựng nông thôn mới

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các nội dung tuyên truyền NTM trên VOV1

(Nguồn: Số liệu điều tra – khảo sát của tác giả Luận văn năm 2014) 2.2.1 Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Với nhiều địa phương, xây dựng NTM là một chương trình mới và khó. Thời gian đầu khi mới triển khai chương trình, nhiều địa phương đã không hiểu đúng bản chất của xây dựng NTM là như thế nào. Nhiều cán bộ địa phương cho rằng, đây là chương trình do nhà nước hỗ trợ hoàn toàn về kinh phí nên đã có những xã xây dựng bản quy hoạch lên đến vài chục tỷ đồng để xin ngân sách của nhà nước. Đây chính là hệ quả của việc người dân chưa hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Trong quá trình thực hiện, một số địa phương chú trọng đến việc nhanh chóng đạt được các tiêu chí, nhất là tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều cán bộ xã nóng vội, đứng ra làm thay dân. Người dân chưa thực sự làm chủ trong quá trình xây dựng này. NTM chưa thực sự được xây dựng vì lợi ích của người dân. Chính vì thế, trong công tác tuyên truyền NTM, VOV1 đã chú trọng đến việc chuyển tải các chủ trương, chính sách xây dựng NTM để mọi người dân hiểu và nắm rõ được sự đúng đắn của chương trình này. Nội dung này chiếm 24% trong tổng số tin, bài tuyên truyền về NTM trên VOV1.

Trước hết, đó là việc giới thiệu những Thông tư, Nghị định mới trong chương trình Chính phủ với người dân như: Thông tư liên tịch hỗ trợ Dự án xây dựng NTM do liên bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Thông tư hướng dẫn về “Chế độ quản lý tài chính đối với chương trình khoa học và

39

công nghệ phục vụ xây dựng NTM” có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2014. (Phát sóng ngày 20/1); Quyết định số 372 về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM. Theo đó, việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục quy định…. (Chương trình Chính phủ với người dân, phát sóng ngày 20/3).

Ngoài việc giới thiệu các chủ trương, chính sách, VOV1 còn phát sóng những tác phẩm báo chí để cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về NTM đến người dân. Những chính sách đó triển khai trong thực tế đạt được hiệu quả thế nào, từ đó để người dân hiểu và làm theo. Chương trình Nông

nghiệp và nông thôn, ngày 21/1 phát sóng phóng sự “Hiệu quả từ chính sách thiết thực với người dân”. Phóng sự nhấn mạnh, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn

khó khăn, song giai đoạn 2006-2012, Chính phủ đã bố trí nguồn cho các chương trình vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 50 nghìn tỷ đồng. Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có thể vay vốn đến 8 triệu đồng với lãi suất 0,1%/tháng. Để các hộ nghèo và cận nghèo tiếp cận vốn vay có hiệu quả và nhanh chóng thoát nghèo, hệ thống ngân hàng đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con. Sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Hàng ngàn hộ nghèo dân tộc thiểu số có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, VOV1 cũng giới thiệu cách làm giúp xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy - địa phương đầu tiên của tỉnh Hậu Giang cán đích 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đó là chủ trương chuyển đổi đúng hướng sang trồng cây cam sành. Ngoài việc dựa vào dân làm nền tảng xây dựng nông thôn mới thì xã Đại Thành còn có sự điều hành, vận dụng sáng tạo linh hoạt các đường lối, chủ trương cũng như trong huy động các nguồn lực khác. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 1/1/2014). Đây là ví dụ cho việc thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

Những chủ trương, chính sách được truyền tải trên VOV1 còn là định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Chỉ thị 50 năm 2005 của Ban bí thư TW Đảng đã chỉ rõ, đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, công nghệ sinh

40

học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Vì thế, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học hết sức cần thiết. Chủ trương này đã được Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu thành công và ứng dụng hiệu quả trong sản xuất. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 30/3).

Cùng với việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới ban hành, hiệu quả của việc thực hiện chính sách trong cuộc sống, nhiều chương trình của VOV1 còn phát sóng những chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong những chuyến thăm và làm việc tại các địa phương về xây dựng nông thôn mới. Tại chuyến thăm và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về xây dựng nông thôn mới,

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Cần khắc phục tâm lý ỷ lại, không muốn thoát nghèo ở một bộ phận người dân. Trong điều kiện kinh phí giành cho kết cấu hạ tầng còn hạn hẹp, Chủ tịch nước đề nghị cần làm có trọng tâm, trọng điểm, cả Nhà nước và người dân cùng góp sức. Khi đã xóa đói, xóa nghèo cần tạo phong trào thi đua, phát huy sáng kiến trong nhân dân, giúp chính quyền, lãnh đạo tìm cách đẩy mạnh sản xuất, tạo cuộc sống khá giả cho nhân dân”. (Chương trình Thời

sự, ngày 10/1).

Để giữ vững được mục tiêu giảm nghèo và xây dựng NTM, Phó Thủ tướng

Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với tỉnh Lai Châu đã đề nghị: Lai Châu cần xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Đồng thời thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng NTM. (Thời

sự, ngày 10/1). Trong chuyến thăm và làm việc với các tỉnh Đồng bằng Sông cửu Long, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đề nghị, các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải tạo ra không khí dân chủ, không được làm mất lòng tin ở bà con. Đồng thời, phải nhân rộng những mô hình sản xuất, liên doanh liên kết đạt hiệu quả cao tại địa phương.

Bản tin thời sự 12h và 18h (ngày 14/3), đưa tin Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Về xây dựng nông thôn mới, Tổng Bí thư Nguyễn

41

trào, cần tiếp tục kiên trì thực hiện. Trong thời gian tới, các địa phương, các ngành liên quan cần tiếp tục rút kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt chương trình này, cần chú ý xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế và xã hội, xây dựng phát triển kinh tế đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo đảm môi trường nông thôn.

Ngoài ra còn có những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Thời sự, ngày 12/3); Lễ trao giải cuộc thi viết về nông thôn mới (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 13/3)… Các ý kiến chỉ đạo tập trung nhấn mạnh, cần tiếp tục đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong đó, cốt lõi của chương trình là nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Người dân phải làm chủ của quá trình xây dựng NTM.

Trả lời câu hỏi quý vị quan tâm đến nội dung nào trong công tác tuyên truyền nông thôn mới trên VOV1, có tới 50% thính giả cho biết quan tâm đến nội dung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; 20% quan tâm đến tuyên truyền về việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; 20% thính giả quan tâm đến những bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; 10% quan tâm đến thông tin về kết quả và điểm sáng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

50% 20% 10% 20% Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Kết quả đạt được và điểm sáng trong xây dựng NTM

Khó khăn, bất cập trong xây dựng nông thôn mới

Biểu đồ 2.5: Sự quan tâm của thính giả với các nội dung tuyên truyền NTM trên VOV1

42

Qua việc phân tích các chương trình trên VOV1 có thể thấy VOV1 đã tuyên truyền kịp thời tới người dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn mới và đây cũng là nội dung được thính giả quan tâm nhiều nhất. Thính giả Lê Quang Thắng, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, Hà Nam cho biết:

“Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì chúng tôi cũng được nghe cán bộ về phổ biến, nhưng thực ra cũng chưa hiểu hết được vấn đề. Cho nên qua nghe Đài tôi thấy, VOV1 đã chuyển tới người nghe những chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước qua các chương trình như Chính phủ với người dân, Thời sự. Những nội dung đó giúp chúng tôi hiểu hơn xây dựng nông thôn mới là nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng chung tay góp sức”.

Như vậy cho thấy, thính giả rất quan tâm đến nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông thôn mới và đây cũng là nội dung đã được VOV1 tuyên truyền và làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Không chỉ là tuyên truyền chủ trương, chính sách mới để người dân biết mà còn tuyên truyền việc cụ thể hóa, thực hiện chính sách đó như thế nào, đạt được kết quả ra sao. Từ đó, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống.

2.2.2 Tuyên truyền về việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Theo Quy định của Chính phủ, xã NTM phải hoàn thành được 19 tiêu chí. Giai đoạn đầu, các xã tập trung thực hiện các tiêu chí quy hoạch, giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất, văn hóa… Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh các xã đã cán đích, đa số các xã tập trung thực hiện các tiêu chí được coi là khó khăn như: Chợ nông thôn, thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh… Thực tế đó được phản ánh khá sinh động trong các chương trình trên VOV1. Nội dung này chiếm 29% tỷ lệ tin, bài NTM trên VOV1.

Nổi bật về tuyên truyền thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên VOV1 là về tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân. Các phóng viên chỉ ra rằng, để làm được điều này, mấu chốt là triển khai các mô hình sản xuất mới và áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất. Tại tỉnh Quảng Bình, các xã đã triển khai nhiều mô hình thâm canh, sản xuất thử nghiệm một số giống lúa mới, phát triển chăn nuôi, thử nghiệm cánh đồng mẫu lớn, đầu tư máy móc, mở các lớp tập

43

huấn, phục vụ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 15/1).

Thính giả còn ấn tượng với con số “265 nghìn” trong phóng sự về áp dụng cơ giới hóa đạt hiệu quả cao tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Cũng như phần lớn các xã nông nghiệp khác trên địa bàn thành phố, tập quán canh tác lúa chủ yếu của người dân vẫn là gieo mạ và cấy lúa truyền thống. Sau khi chủ trương cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đưa vào áp dụng thí điểm, bà con đã đồng lòng tham gia. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, người nông dân chỉ phải chi khoảng 265 nghìn đồng trên một sào lúa. Từ khâu làm đất, ngâm ủ, gieo xạ, phun thuốc trừ sâu đến thu hoạch. Như vậy, người dân đã giảm được khá nhiều công sức trong quá trình từ gieo cấy đến thu hoạch. Các dịch vụ như cung ứng phân, thuốc trừ sâu, tưới nước và các dịch vụ khác được đáp ứng tận chân ruộng. Qua đó, nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 30/1).

Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhiều bài viết chú trọng nội dung phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nghề truyền thống vốn là đặc trưng riêng có của nông thôn Việt Nam. Yếu tố này cần được duy trì và hướng tới phát triển bền vững. Xây dựng nông thôn mới cùng với đó là tiếp thêm sức sống cho các nghề truyền thống, ổn định đời sống cho người dân, giữ chân lao động trẻ ở lại xây dựng quê hương. Bảo tồn và phát triển các làng nghề không chỉ để phát triển kinh tế mà còn giữ lại nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam.

Dù cuộc sống hiện đại nhưng nón làng Chuông, xã Phương Chung, huyện Thanh Oai, Hà Nội vẫn phát triển bền vững. Nghề làm nón làng Chuông không chỉ nổi tiếng khắp trong nước mà còn trên thế giới. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng nghề làm nón đã và đang nuôi sống người dân nơi đây. Trong thời kỳ đô thị hóa, bà con nơi đây vẫn rất tâm huyết với nghề, gắng giữ và truyền nghề cho thế hệ con

cháu. “Bên những triền đê phơi lá lụa trắng xóa, bàn tay những người dân làng Chuông từ em bé 7-8 tuổi cho đến những cụ già 70-80 tuổi vẫn từng ngày cần mẫn, tỉ mỉ làm nên những chiếc nón để giữ gìn vẻ đẹp cho một nghề truyền thống, một nét

44

đẹp bình dị của phụ nữ Việt Nam, góp thêm tự hào của người Việt với bạn bè quốc tế”. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 4/2).

Không chỉ duy trì nghề truyền thống mà cao hơn là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của quê hương mình. Đó là hướng đi bền vững với thương hiệu chè Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên. Thương hiệu chè sạch được sản xuất theo theo tiêu chuẩn VietGap, quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm là mục tiêu mà những người sản xuất chè Tân Cương hướng tới để giữ vững chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước và thế giới. (Nông nghiệp và nông thôn, ngày 27/2).

“Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của cơ chế thị trường, đặt ra yêu cầu phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đó cũng là giải pháp để người dân nâng cao thu nhập và sinh sống được lâu dài trên chính mảnh đất quê hương mình, không phải ly hương kiếm sống”. Đây là

cách làm của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ông Hoàng Văn Lửa, Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Yên Châu cho biết: Trong những năm qua, nhờ chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên đã tạo ra được những kết quả nhất định. Khi chủ hộ được đào tạo nghề đã xác định được nên trồng cây gì, nuôi còn gì trên mảnh đất nhà mình và chủ động trong công tác phòng chống

Một phần của tài liệu VOV1 vối công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)