Nguyên liệu hoa

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LI ỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 35 - 36)

- Hoa hồng (Rosaceae)

Trên thế giới có hơn 10000 loài hoa hồng, trong đó có 30 loài có mùi hương và cũng chỉ có 3 loài được trồng lấy hoa để khai thác tinh dầu:

+ Rosa centifolia L là loài hồng nhạt Ba tư, còn gọi là hoa hồng vườn. + Rosa gallica Lam k là loài hồng màu đỏ.

+ Rosa damascena Mill có nguồn gốc từ xiri, rất thơm và được trồng ở hầu hết các đồn điền trồng hoa hồng ở Bungari nên cũng được gọi là hồng Bungari, loài hoa hồng này có tỉ lệ tinh dầu rất cao.

Công nghệ khai thác tinh dầu hoa hồng hiện nay có 3 qui trình:

1. Cất kéo theo hơi nước để thu tinh dầu hồng và nước cất hoa hồng.

2. Chiết bằng dung môi hữu cơ bay hơi (thường là ete dầu hỏa) từ hoa tươi và cả nước cất hoa hồng.

3. Ngâm chiết hoa tươi trong chất béo nóng chảy, sau đó chiết lấy tinh dầu bằng cồn etylic 90%, bốc hơi cồn ta sẽ thu được tinh dầu đậm đặc.

Tinh dầu hoa hồng chứa 6 cấu tử thơm chủ yếu sau đây: rhodinol C10H20O: CH3

C = CH – (CH2)2 – CH – C2H4OH , CH3 CH3

CH3 geraniol, citronellol, nerol: C10H18O: CH3

CH3

C = CH – (CH2)2 – C = CH – CH2OH , CH3 CH3

linalol v à alcol phenyl etylic: C6H5 – CH2 – CH2OH …..

Tinh dầu hoa hồng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: hương phẩm, y tế, thực phẩm, giá trị của tinh dầu hồng nguyên chất bằng giá trị của vàng về mặt khối lượng.

- Hoa nhài (Oleaceae): trên thế giới có 2 loại chủ yêu sau:

+ Jasminum graudiflorum L: nhài cánh to, năm cánh, đây là loại nhài có giá trị về mặt hương liệu để khai thác tinh dầu, được trồng ở các nước Châu Âu như: Italy, Pháp, Liên bang Nga, ở Châu Á có Ấn độ.

+ Jasminum sambac Soland: nhài Châu Á, cánh nhỏ, nhiều cánh, đây là loaì nhài ít giá trị về mặt hương liệu thường dùng để ướp chè hương nhài ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.

Nhài là cây thân gỗ sống lâu năm, hoa có màu trắng đục, tinh dầu tụ lại thành vết trong các tế bào cánh hoa, hoa có thể giữ tươi trong 2 ngày và trong thời gian đó có khả năng tổng hợp thêm một lượng nhỏ tinh dầu.

Người ta thường dùng phương pháp hấp phụ động học để khai thác tinh dầu nhài. Muốn vậy người ta thổi không khí ẩm vào giữa các lớp hoa để lôi cuốn tinh dầu và giữ cho hoa tươi lâu, hấp phụ lớp không khí ẩm và tinh dầu qua lớp than hoạt tính, còn xác hoa sẽ được đem trích ly bằng dung môi hữu cơ.

Thành phần chính của tinh dầu nhài là benzene axetat: CH3COO – C6H5, linalol axetat, indol, jasmon (C11H16O).

- Hoa huệ (Polyanthes tuberosa L).

Cây huệ được trồng nhiều ở các nước Pháp, Italy, Angieri, Tuynidi, Hà lan, đây là loài cây lâu năm, rễ chùm, thân cao 0,8 – 1m, hoa màu trắng hình loa kèn dài 3 – 4cm mọc thành rừng đồi xung quanh chùm hoa, các hoa thường không cùng nở một lúc. Vì vậy phải thu hái riêng các hoa đã nở khỏi chùm hoa. Cũng như hoa nhài, sau khi thu hái, hoa huệ còn có khả năng tạo them một lượng tinh dầu nữa. Vì vậy dùng phương pháp hấp phụ động học với trích ly để khai thác tinh dầu là tốt nhất.

Thành phần chính của tinh dầu hoa huệ là benzyl benzoate C6H5COOC6H5, một số xeton có công thức chung là C13H20O, các rượu geraniol, nerol.

Tinh dầu hoa huệ rất có giá trị trên thị trường thế giới vì đó là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm hương liệu cao cấp.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LI ỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)