Nguyên liệu lá.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LI ỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 33 - 35)

- Bạc hà (Mentha piperita L).

Đây là loại cây thấp có thể sống trong 2 – 3 năm, được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới: Pháp, Mỹ, Ấn độ, Ý, Đức, Na uy, Hunggary, Nhật bản, Trung quốc. Cây bạc hà thân mềm, lá nhỏ., người ta dùng cả thân và lá để chưng cất lấy tinh dầu.

Tinh dầu bạc hà là chất lỏng màu vàng đậm, vị cay nồng. Thành phần cấu tử chính mentol (C10H20O):

Ngoài ra còn có giống bạc hà Mentha pulegium L có tinh dầu với cấu tử chính là pulegon ( C10H16O) :

Tinh dầu bạc hà được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực: thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát), dược phẩm (thuốc ho), hương liệu (thuốc đánh răng).

CH CH3 CH3 OH CH3 CH3 O C CH3 CH3

- Hương nhu (Ocimum sanctum L) hoặc (Ocimum gratissimum L)

Còn gọi là cây hương nhu trắng hay é trắng, nguồn gốc ở Nam phi. Cây có thể sống được nhiều năm, dạng thân gỗ mềm mảnh cao 0,7 – 1m , thân và lá có lông tơ trắng, cành có 4 cạnh, lá hình elip, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới lá màu trắng nhạt, năng suất lá ở

những ruộng tốt có thể đạt 50 – 80 T/ha, hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 0,9 – 1,67% chất khô.

Chưng cất hương nhu bằng phương pháp lôi cuốn theo hơi nước ta thu được 2 loại tinh dầu nhẹ hơn nước và nặng hơn nước với tỉ lệ xấp xỉ nhau.

Tinh dầu hương nhu là chất lỏng linh động, màu nâu, có mùi đinh hương dễ chịu, vị nóng bỏng.

Cấu tử chính của tinh dầu hương nhu là ơgenol (trên 80%), ngoài ra còn có một số cấu tử khác như cadinen C15H24, metyl savicol C10H12O, linalol C10H18O và các este của ơgenol. Trong công nghệ hương liệu, tinh dầu hương nhu được dùng để tách lấy ơgenol và izoơgenol, từ hai chất này để tổng hợp các chất thơm có mùi vani như vanillin, heliotropin. - Sả (Cymbopogon gramineae)

Có nhiều loài sả nhưng để khai thác tinh dầu, người ta thường trồng một số giống chính sau đây:

+ Sả Xrilanca (Cymbopogon Nardus Rendle), hàm lượng tinh dầu 0,4 – 0,8% + Sả Java (Cymbopogon Winterianus Jowit), hàm lượng tinh dầu 0,8 – 1,3% + Sả chanh (Cymbopogon Citrus Staff), hàm lượng tinh dầu 0,4 – 0,8%.

Sả là thực vật thuộc họ lúa, thân ngầm, rễ chum, đẻ nhiều nhánh, mỗi nhánh được gọi là một tép sả, lá dài 0,6 – 1,5m. Ở nước ta cây sả thường phải trồng lại sau 4 năm khai thác lá. Các lá sả mọc ở phía trên thường có hàm lượng tinh dầu cao hơn nhưng phẩm chất tinh dầu lại kém hơn so với các lá ở phía dưới, vì vậy khi thu hoạch lá và chưng cất tinh dầu cần chú ý điều này.

Tinh dầu sả được chưng cất từ lá tươi nhưng kinh tế hơn cả là chưng cất từ lá phơi héo đến độ ẩm 25 – 30%. Nếu lá sả được phơi khô đến độ ẩm 10 – 13% thì trước khi chưng cất phải làm ẩm lại hoặc chưng cất trực tiếp với nước.

Tinh dầu sả khan nước trong suối, màu sắc tùy theo giống sả có thể không màu, vàng lục nhạt, vàng nâu, mùi thơm mát dễ chịu.

Tiêu chuẩn tinh dầu sả xuất khẩu của Việt Nam (TCN 26-21-67-Bộ ngoại thương). + Màu sắc: trong suốt, vàng nhạt đến vàng da cam

+ Mùi: thom tự nhiên của sả, không có mùi lạ. + Tỉ trọng d2020 = 0,8800 – 0,8950

+ Chỉ số chiết quang ηD20= 1,4680 – 1,4800

+ Hàm lượng rượu toàn phần (tính theo geraniol): 85% ≥ + Hàm lượng aldehyt toàn phần (tính theo xitronellal): ≥ 35% + Độ hòa tan ở 20oC: tan trong 2 thể tích cồn etylic 80%.

Từ tinh dầu sả có thể thu được các cẩu tử thom như sau: + Xitronellal: C10H18O: CH3 C = CH – (CH2)2 – CH – CH2 - CHO CH3 CH3 + Xtronellol: C10H20O: CH3 C = CH – (CH2)2 – CH – CH2 – CH2OH CH3 CH3 + Xitral: C10H16O: CH3 C = CH – (CH2)2 – C = CH - CHO CH3 CH3 + Geraniol: C10H18O: CH3 C = CH – (CH2)2 – C = CH – CH2OH

CH3 CH3

+ Seoquicitronelen: C15H29: có trong tinh dầu sả Java và sả Xrilanca CH3

C = CH – (CH2)2 – C = CH – CH2 – CH CH3 CH3

CH3 CH2 = CH – C – CH3

Tất cả các cấu tử thơm này được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp hương liệu. - Tràm (Melaleuca leucadendron L thuộc họ Sim - Myrtaceae)

Cây cao 10 – 20m, vỏ cây dày xốp, bóc ra được từng lớp, có thể dùng để lợp nhà, cách âm, cách nhiệt, xảm thuyền. Ở nước ta rừng tram tập trung ở các tỉnh Quảng bình, Quảng trị, Bình thuận, Bình dương, Đồng nai, Tây ninh, Long an, Đồng tháp, An giang, Cà mau.

Lá tràm dùng để cất lấy tinh dầu, có thể cất từ lá khi khô hay phơi héo.

Tinh dầu tram có cấu tử chính là xineol C10H18O, ngoài ra còn có αvà β pinen C10H16 ( ) và tecpineol, các loại rượu butelic, baizilic

Tinh dầu tràm được dùng trong y dược làm thuốc ho, sát trùng, cảm cúm, xoa bóp. - Khuynh diệp (Eucaliptus globulus Labill thuộc họ Sim - Myrtaceae)

Nguồn gốc ở Châu Úc, là loại cây ưa ấm, chịu được nhiệt độ trên -4oC. Tinh dầu bạch đàn được cất từ lá và cành non và được dùng nhiều trong công nghệ hương liệu, tuyển khoáng, làm thuốc xoa bóp, sát trùng, cảm cúm, kẹo chống ho.

Căn cứ vào thành phần hóa học và phạm vi ứng dụng của tinh dầu, bạch đàn được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm dùng làm thuốc: bao gồm các giống bạch đàn có chứa xineol cao 60 – 75% (ở nước ta tinh dầu bạch dàn chỉ đạt 45% xineol) như bạch đàn lam (E.globulus, E.cuerea), bạch đàn liễu (E.zesinifloza).

+ Nhóm flandren: bao gồm các giống bạch đàn có hàm lượng fenandren cao, được dùng trong công nghiệp tuyển khoáng.

+ Nhóm dùng làm hương phẩm: bao gồm các giống bạch đàn trong tinh dầu có nhiều xitronellal, xitronellol, geraniol, linalil axetat như bạch đàn chanh.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LI ỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)