Giới thiệu một số loại nguyên liệu tinh dầu 1 Nguyên liệu quả, hạt.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LI ỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 32 - 33)

5.2.4.1. Nguyên liệu quả, hạt.

- Đại hồi (Illicium verum hooker).

Được trồng ở các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng sơn, Cao bằng, Quảng ninh, Bắc cạn, Thái nguyên…, tiếng địa phương gọi là mắc hồi, mắc chác. Đây là loại cây gỗ sống hàng trăm năm, cao 15-20m, trong 1 năm ra hoa 2 lần với 2 vụ thu hoạch chính là vụ mùa (tháng 10 -12) và vụ chiêm (tháng 5 - 6). Hoa hồi (cũng chính là quả) có 6 – 13 cánh, trong mỗi cành có chứa 1 hạt.

Hàm lượng tinh dầu trong quả tươi: 3 - 3,5%, trong quả khô 10 -16%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anetol chiếm 75 – 90%,

OCH3 (parapropenylanisol) CH3 – CH = CH2

Ngoài ra còn có 1 số cấu tử khác như:

meltyl savicol C10H12O: CH3 , aldehyttanic:

OH

CH3O CHO CH2 – CH = CH2

axit anic: , limonen và 1 số tecpen khác. CH O 3 COOH

Tinh dầu hồi được dùng trong công nghệ hương liệu để tổng hợp nên aldehyt anic, dùng làm gia vị (húng lìu ), pha chế rượu hồi (rượu anic), xà phòng thơm, kem đánh răng, dùng trong y tế để sản xuất thuốc xoa bóp, đau bụng, cảm cúm.

- Màng tang (Litsea cubeba lour - thuộc họ long não - Lauraceac).

Ở nước ta, cây màng tang mọc thành rừng ở các vùng Trung du và miền núi ở Yên bái, Lào cai, Sơn lá, Phú thọ, Hòa bình, Cao bằng, Lặng sơn, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên - Huế.

Tên địa phương: mắc khảo khinh, may chang, dẻ hương, quế hương, sơn dương tử. Màng tang là cây sống lâu năm cao 3 – 4m, quả mọc thành chùm 2 – 10 quả, đường kính quả 4 – 6mm, vỏ quả chứa tinh dầu, nhân quả chứa dầu béo. Hàm lượng tinh dầu trong quả tươi là 3 – 4%, trong quả khô: 1,8 – 2,7%.

Thành phần chính của tinh dầu màng tang là xitral C10H16O: H3C CH3

C = CH – (CH2)2 – C = CH – CHO H3C H3C

Ngoài ra còn có metylheptenol C8H14O: CH3 – CO – (CH2)2 – CH = CH – C2H5 và limonen C10H16: CH

2

CH3 C

Tinh dầu màng tang được dùng để thu nhận xitral.Dầu béo trong nhân hạt màng tang được dùng để sản xuất chất tẩy rửa, tuyển khoáng.

- Cây mùi (Coriandrum sativum L).

Có khoảng 177 loài khác nhau, nhưng chỉ có một số loại được dùng để khai thác tinh dầu là anis, thì là, fenkhen….Ở nước ta cây này được dùng làm gia vị với tên gọi rau thì là (hanh hao). Các nước trồng nhiều loại cây nay là các nước ở Liên bang xô viết cũ, Ấn độ, các nước bán đảo Ban căng, Châu Phi.

Đây là loại cây mọc theo thời vụ, thời gian sinh trưởng 100 – 108 ngày. Cây cao 1 – 1,2m, nhiều nhánh, quả mùi hình cầu đường kính 5mm, khối lượng 1000 quả khô thường là 79 gam, con số này có ý nghĩa rất quan trọng quyết định phẩm chất của quả.

Thành phần chính của tinh dầu hạt mùi là linalol – C10H18O

CH3 C – (CH2)3 – C – OH

CH2

Trong quả còn có 26% dầu béo. CH = CH2 CH3

Quả mùi được dùng để khai thác tinh dầu, ép lấy dầu béo, sản xuất bánh kẹo, bánh mỳ, thịt cá, làm gia vị (mustaque – mù tạc), làm thuốc. Trong công nghệ hương liệu từ tinh dầu mùi có thể tổng hợp được 200 loại hương liệu khác nhau như mùi hoa hồng, cam, chanh, anis.

Một phần của tài liệu NHÓM NGUYÊN LI ỆU DẦU MỠ VÀ TINH DẦU (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)