CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH SÓNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY

Một phần của tài liệu Ebook kỹ thuật điện cao áp (tập 2 quá điện áp trong hệ thống điện) phần 2 hoàng việt (Trang 92)

L- điện cảm tản của cuộn dây MBA

CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH SÓNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY

4.1. Các thông số của đường dây không tổn hao. Phương trình điện báo mô tả quá trình truyền sóng trên đường dây không tổn hao. Quan hệ giữa các thông số của đường dây không tổn hao.

4.2. Đặc điểm của sự truyền sóng trên đường dây không tổn hao.

4.3. Nghiệm tổng quát của phương trình điện báo trên đường dây không tổn hao viết dưới dạng sóng chạy. Quan hệ giữa sóng áp và dòng thuận, ngược.

4.4. Các loại tổn hao trên đường dây, chúng được đặc trưng bởi các thông số nào. Các thông số này có phải là hằng số không, trường hợp không phải là hằng số thì phụ thuộc vào các yếu tố nào.

4.5. Áp dụng qui tắc Petersen để tính điện áp tại các nút A và B trong các sơ

đồ sau, cho biết sóng tới dạng vuông góc, độ dài vô hạn, tức là:

Ut(t) = Uo = const

Nhận xét về dạng sóng khúc xạ sang môi trường Z2. Ứng dụng ở đâu

trong các sơ đồ bảo vệ chống sét.

4.6. Xác định biến thiên điện áp tại các nút A và B theo thời gian với Z1, Z2,

Zo, đã cho, chiều dài lo và vận tốc truyền sóng Vo trên môi trường Zo đã

biết, giả thiết sóng tới dạng vuông góc, độ dài sóng vô hạn Ut = Uo =

const. Lập sơ đồ hành trình của sóng, xác định các hệ số khúc xạ và phản xạ tại các nút. Vẽ đồ thị UA(t), UB(t) cho các trường hợp:

Z1, Z2 < Zo ; Z1, Z2 > Zo ; Z1 <Zo <Z2 ; Z1 >Zo >Z2

Nhận xét về dạng sóng trong mỗi trường hợp (thay số theo bài tập số 3, trang 248).

4.7. Cũng bài toán trên, thay thế đoạn dây có tổng trở Zo (chiều dài lo, vận tốc

truyền sóng Vo) bởi các điện dung và điện cảm tương đương và giải theo

phương pháp toán tử Laplace (thay số theo bài tập số 3, trang 248). 4.8. Dùng phương pháp đồ thị để xác định Ucsv(t) và Icsv(t) theo sơ đồ sau.

4.9. Dùng phương pháp tiếp tuyến để xác định điện áp tác dụng lên điện dung C ở cuối đường dây. Dạng sóng tới bất kì đã cho.

4.10. Sóng áp dạng vuông góc, biên độ Uo = 600 kV truyền trên một đường dây

có tổng trở sóng Z = 500Ω . Cuối đường dây được nối đất qua một điện trở

R.

Bằng phương pháp đồ thị xác định điện áp trên R(UR), dòng qua R(iR)

điện áp phản xạ từ cuối đường dây (điểm B) trở về Up, trong các trường

hợp sau:

R = R1 = 50 Ω; R = R2 = 500 Ω; R = R3 = 5000 Ω

Nhận xét về các kết quả, rút ra kết luận về trường hợp quá điện áp nguy hiểm nhất.

Kiểm nghiệm lại các kết quả trên bằng phương pháp giải tích. 4.11. Những đặc điểm của vầng quang xung trên đường dây tải điện.

4.12. Ảnh hưởng của vầng quang xung đến quá trình truyền sóng trên đường dây tải điện cao áp (dạng sóng, biên độ, tốc độ truyền sóng, tổng trở sóng của đường dây, hệ số ngẫu hợp).

4.13. Phương pháp gần đúng (đồ thị) để xác định sự biến dạng của sóng dưới tác dụng của vầng quang xung.

4.14. Hệ phương trình truyền sóng trên đường dây có nhiều dây dẫn. Áp dụng cho đường dây ba pha, không có dây chống sét, chịu tác dụng của quá điện áp cảm ứng do sét đánh gần. Giả thiết gần đúng điện áp cảm ứng

trên các pha bằng nhau. Xác định dòng trong mỗi pha.

4.15. So sánh hệ số ngẫu hợp giữa dây dẫn pha A với dây chống sét trong trường hợp:

- Đường dây chỉ có một dây chống sét. - Đường dây có hai dây chống sét.

Từ đó suy ra điện áp tác dụng lên cách điện (chuỗi sứ) của dây dẫn pha A. Trên quan điểm chống quá điện áp khí quyển thì trường hợp nào thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Ebook kỹ thuật điện cao áp (tập 2 quá điện áp trong hệ thống điện) phần 2 hoàng việt (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)