TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
NGHỆ TĨNH
Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện tiết kiệm tối đã chi phí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng một số vấn đề không kém phần quan trọng là cố gắng khai thác thật tốt các nguồn lực hiện có về tài sản cố định : Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học đang diễn ra từng ngày , cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt ở nhiều góc độ : chất lượng ,giá bán sản phẩm như hiện nay thì việc vừa sử dụng, vừa đào tạo đội ngũ lao động để luôn theo kịp với trình độ phát triển khoa học công nghệ phải được coi là phương châm hoạt động của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu được đào tạo, tự hoàn thiện của con người khi những nhu cầu khác thiết yếu đã được đáp ứng.
Trong doanh nghiệp vận tải thường sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và những tính năng, công cụ riêng và vì vậy việc xây dựng một hệ thống định mức thích hợp với từng loại máy móc là một nhiệm vụ quan trọng.
Việc xây dựng định mức này thường xuyên phải tính đến tốc độ hiện đại hóa trang thiết bị, trình độ tay nghề của người sử dụng cho phù hợp. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phổ biến dùng định mức chung cho ngành đã được áp dụng từ lâu không được sửa đổi mà không tính đến đặc thù riêng cho từng doanh nghiệp , nên việc định mức lạc hậu với thực tế là điều khó tránh khỏi.
Việc khai thác tốt tài sản cố định của công ty đòi hỏi đi đôi với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy chế biến bột cá để tăng sản lượng của nhà máy.
Do đó Ban lãnh đạo công ty cổ phần Petrolimex Nghệ Tĩnh đã và đang thực hiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và được tiến hành đồng thời theo hai hướng:
Thứ nhất : Phấn đấu khai thác tốt hơn những máy móc thiết bị, tài sản cố định hiện có.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Thứ hai : Quan tâm đào tạo tay nghề cho công nhân và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể mà công ty đã và đang áp dụng để sử dụng hiệu quảTSCĐ của công ty những năm vừa qua.
3.1 Biện pháp thứ nhất:
Xây dùng quy chế, chế độ sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ tài sản cố định, phân công trách nhiệm cho các khối phòng ban, đơn vị sản xuất quản lý và sử dụng TSCĐ.
Đây là một lý do khách quan làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ: Chủ yếu là nhóm tài sản cố định : Thiết bị công tác, thiết bị - phương tiện vận tải. Đây là nhóm TSCĐ tham gia chủ yếu vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Nếu không có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tài sản cố định và tất yếu sẽ dẫn đến những tổn thất không nhỏ.
Việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ nên được quy định và phân cấp như sau :
3.1.1. Trách nhiệm: