Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Trang 53)

* Lãi suất tiền vay

Với tình hình như hiện nay, lãi suất cho vay trung và dài hạn các ngân hàng rất cao, làm cho chí phí cho vay là rất lớn, cùng với các điều kiện tín dụng hết sức là

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

nghiêm ngặt. Nên việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của công ty, khi mà nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn để đầu tư vào TSCĐ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô thị trường.

* Sự tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ của công ty, vì nó gây ra những hao mòn vô hình.

TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ yếu vẫn là các đầu xe sitec chuyên dùng có giá trị lớn hàng tỷ đồng, nếu TSCĐ này mà lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư đổi mới, điều này gây khó khăn lớn cho công ty. Vì để đầu tư và các TSCĐ này cần một nguồn vốn lớn, còn nếu không đầu tư đổi mới sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh, quy mô, doanh thu, chi phí…

* Nhân tố bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, biến động giá xăng dầu…)

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là kinh doanh vận tải xăng dầu, vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ. Vì vậy nếu thời tiết không thuận lợi có thể làm gián đoạn công việc vận chuyển, làm cho thời gian vận chuyển hàng hoá không như đúng hợp đồng, việc bảo quản hàng hoá cho khách hàng trong quá trình vận chuyển là khó khăn, hư hỏng các thiết bị vận chuyển chuyên dùng… Tăng chi phí, ảnh hưởng uy tín và hình ảnh công ty.

Với giá xăng dầu leo thang như hiện nay, làm cho chi phí đầu vào tăng, công ty phải thu phí vận tải cao, trong khi thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giứa các công ty trong ngành vận tải trong nước và ngoài nước, gây khó khăn cho công ty.

* Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh

Công tác tổ chức quản lý của công ty còn lỏng lẻo, việc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đến các phòng ban chưa rõ ràng, nhiều khi còn có sự trồng chéo trách nhiệm giữa các phòng ban.

Việc quản lý TSCĐ của phòng kỹ thuật- đại lý chưa tốt đối với khối vận tải đường thủy,đường bộ. Công tác dự báo thời tiết hàng ngày chưa được tốt, chưa cập nhật, chưa thường xuyên liên lạc với các trung tâm khí tượng địa phương và quốc

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

gia. Công tác kiểm tra, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng không thường xuyên, nhiều khi để xảy ra những hỏng hóc đáng tiếc gây lãng phí cho công ty.

Phòng Tài chính-Kế toán chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất về mặt tài chính, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn.

* Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm Đối với đội ngũ công nhân :

Công nhân lao động củanhà máy chế biến bột cávề trình độ còn yếu, một bộ phận công nhân chưa tốt nghiệp hết trung học cơ sở, phong cách làm việc còn chậm chạp, nhận thức trong công việc còn chậm, chưa đáp ứng kịp với sự đổi mới về công nghệ (máy móc phục vụ sản xuất). Dẫn đến việc vận hành máy móc để sản xuất là chưa cao, chưa phát huy hết công suất của nhà máy chế biến bột cá , ảnh hưởng tới doanh số của nhà máy, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ TSCĐ của nhà máy chế biến bột cá, công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhiều khi bị gián đoạn.

Công nhân lao động của khối sản xuất nhìn chung là tốt, xong còn tồn tại một số mặt yếu kém : việc trang bị kiến thức về vận tải là còn yếu ; công tác bảo dưởng, sửa chửa được tiến hành chưa thường xuyên ; một bộ phận nhỏ lái xe còn làm việc lề mề. Từ đó làm cho việc vận tải đường bộ,đường thủy nhiều khi bị gián đoạn, ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hoá cho khách hàng như trong hợp đồng.

Đối với cán bộ quản lý :

Đối với cán bộ quản lý còn tồn tại một số hạn chế, như thiếu kinh nghiệm, nhiều khi còn nóng vội, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản TSCĐ chưa cao

*Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ kém :

- Công tác sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và đột xuất trong nhà máy do phân xưởng sửa chữa của nhà máy đảm nhiệm. Trong những năm qua, công tác này chưa được chú ý đúng mức cụ thể :

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

+ Theo dõi bảo dưỡng kém + Không sửa chữa triệt để

+ Chưa phân công trách nhiêm cụ thể

- Đặc thù tình hình sản xuất của nhà máy làm theo kế hoạch kết hợp với đơn đặt hàng thường xuyên.

- Do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, các máy móc thiết bị chủ yếu của nhà máy đều được huy động tối đa về mặt số lượng, không có máy móc dự phòng, tình trạng thiếu máy móc thiết bị để đáp ứng với khối lượng công việc, đảm bảo thực hiện thời gian theo đơn đặt hàng, hợp đồng sản xuất của khách hàng. Vì vậy không cố điều kiện về thời gian để điều hành sửa chữa triệt để. Máy tạm sử dụng được đưa vào khai thác ngay, việc tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ là một công việc cần phải có một chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hợp lý đối với TSCĐ đang sử dụng, tuổi thọ và năng suất của máy móc thiết bị mới cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà mày mới có kết quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công suất của máy móc thiết bị chưa được khai thác triệt để :

Công suất của máy móc thiết bị nếu được khai thác có hiệu quả, tận dụng hết công suất sẽ tận dụng được những tiềm năng của máy móc thiết bị. Nhưng trên thực tế thì hệ số sử dụng về công suất của nhóm máy móc thiết bị công tác tại nhà máy chưa cao.

Nguyên nhân:

- Do trình độ tay nghề của công nhân vận hành - Chất lượng của máy móc thiết bị

- Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Trang 53)