Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Trang 51)

2.6.2.1 Hạn chế

* Công tác thị trường

Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần Petrolimex Nghệ Tĩnh việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng đắn tầm quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng cũng như sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế cho thấy mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty còn nhỏ, chỉ giới hạn trong khu vực Bắc Trung Bộ và một số tỉnh của nước Lào ven biên giới, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ còn nhỏ và tổng chi phí của doanh nghiệp lớn, tác động trực tiếp lợi nhuận ròng của công ty.

* Hoạt động tài trợ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là kinh doanh xăng dầu và dịch vụ kinh doanh vận tải bộ nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn trong tổng tải sản của công ty. Vì thế, nguồn vốn dùng để đầu tư đổi mới, sửa chửa TSCĐ là lớn đòi hỏi công ty phải huy động một nguồn vốn lớn, lâu dài và chi phí thấp. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là từ vốn góp cổ đông và từ tín dụng thương mại, mà chưa chú ý đến nguồn khác như phát hành trái phiếu công ty, tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, thuê tài chính...

* TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp và giảm mạnh

Gây ảnh hưởng trực tiếp năng lực cạnh tranh và doanh thu của công ty. * Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thành lý

Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thanh lý của công ty chưa thực sự được tốt, nhiều tài sản cũ nên thanh lý thì công ty vẫn còn chần chừ, từ đó làm tăng chi phí từ việc nắm giữ TSCĐ cũ.

* Phân công điều hành quản lý, sử dụng TSCĐ chưa sâu sát

Công ty có ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, đó là là sản xuất, thương mại và dịch vụ. Lĩnh vực sản xuất với nhà máy chế biến bột cá đóng tại Cửa Hội, lĩnh vực thương mại với mảng kinh doanh xăng dầu và lĩnh vực dịch vụ với mảng kinh doanh vận tải bộ .

Đối với TSCĐ phục vụ cho sản xuất nhà máy chế biến bột cá và hoạt động thương mại với mảng kinh doanh xăng dầu không phải di chuyển, vì vậy vấn đề quản lý TSCĐ không gặp khó khăn như đối với TSCĐ phục vụ cho khối vận tải bộ,vận tải biển.

Đối với TSCĐ phục vụ cho khối vận tải bộ ,vận tải biển, do TSCĐ này là các đầu xe sitec chuyên dùng nên thường xuyên tham gia quá trính vận chuyển hàng hoá. Cho nên vấn đề quản lý gặp khó khăn, công ty không thực sự nắm rõ mà chỉ thông qua báo cáo của các lái xe. Do đó thường xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, ý thức bảo vệ TSCĐ còn thấp, từ đó làm cho hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ không cao.

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấp

Do hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa được tốt, đã làm cho doanh thu từ hoạt

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

động bán hàng và cung cấp dịch vụ còn thấp và giảm mạnh, trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí khác tăng khá nhanh, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng của công ty.

* Hàm lượng TSCĐ còn cao

Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty đã phải sử dụng trên 0,6 đồng TSCĐ, có thể nói hàm lượng TSCĐ mà công ty sử dụng là cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty chưa tốt, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng công ty.

* Hệ số sinh lợi còn thấp

Vì chi phí đầu tư vào TSCĐ là lớn, nên đòi hỏi công ty phải quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào cho hợp lý, để cho thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ là cao nhất. Nhìn vào thực tế của công ty ta thấy thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ còn thấp (một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra được 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế).

* Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ thấp và giảm mạnh

Do hoạt động kinh doanh chính của công ty là dịch vụ vận tải đường bộ,đường biển nên TSCĐ phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế công ty phải luôn chú trọng trong việc sử chữa, nâng cấp, đổi mới TSCĐ có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, tăng doanh thu cho công ty. Nhìn vào thực tế công ty thì việc đầu tư vào TSCĐ qua các năm là giảm và giảm mạnh, đây là điều không hợp lý đối với một công ty hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ và đường thủy.

* Chịu tác động lớn của thời tiết, biến động giá xăng dầu

Do hoạt động kinh doanh chính công ty là dịch vụ vận tải đường bộ,đường thủy nên yếu tố thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ, biến động giá xăng dầu tác động trực tiếp đến chí phí đầu vào, gây khó khăn cho công ty trong việc thu phí vận tải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w