Quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị_Tài liệu ôn thi công chức ngành địa chính cấp xã (Trang 37 - 38)

Hoạt động xây dựng phát sinh các loại chất thải ra môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn. Vì vậy trong hoạt động xây dựng cần phải tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Về quy hoạch xây dựng: phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không làm phát tán chất ô nhiễm lan rộng ra môi trường xung quanh, có các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Về giải phóng mặt bằng:

+ Hạn chế các tác động xấu trong quá trình san lấp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

+ Hạn chế tác động của các phương tiện thi công, vận chuyển chất thải… - Thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

+ Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

+ Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

* Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

- Giám sát quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng (khoản 10, Điều 12 Luật Xây dựng).

- Thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng trên địa bàn mình quản lý (điểm d, khoản 2, Điều 164 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003).

Một phần của tài liệu Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị_Tài liệu ôn thi công chức ngành địa chính cấp xã (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)