Kế hoạch bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị_Tài liệu ôn thi công chức ngành địa chính cấp xã (Trang 29)

Cam kết bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 được chuyển thành kế hoạch bảo vệ môi trường. Kế hoạch bảo vệ môi trường là biện pháp, phương án mà các dự án phải tiến hành lập và thực hiện để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, kế hoạch bảo vệ môi trường được thể hiện trên các vấn đề sau:

Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường - Địa điểm thực hiện.

- Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

- Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường. - Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. - Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 31. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Ủy ban nhân dân huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một phường, thị trấn.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 33. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

- Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

- Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.

- Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

+ Thay đổi địa điểm;

+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

- Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường - Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2.2.2.2. Khái quát chung về cam kết bảo vệ môi trường (áp dụng đến hết ngày 31/12/2014 khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực)

Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng. Thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.

* Đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, Điều 24. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi trường.

Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, Điều 45. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định cụ thể như sau:

- Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là chủ dự án) sau phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất;

+ Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

- Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

+ Thay đổi địa điểm thực hiện;

+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;

+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

* Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Điều 30, khoản 1, khoản 2 quy định: Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư bao gồm:

+ Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;

+ Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;

+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm:

+ Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên và địa chỉ của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh, dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, sốliệu kê khai;

+ Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;

+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.2.2.3. Các vấn đề liên quan đến phường, thị trấn về cam kết bảo vệ môi trường * Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, Điều 32. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

- Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã (phường, thị trấn), không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

+ Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã (phường, thị trấn), không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

* Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho chủ dự án về cam kết bảo vệ môi trường khi chủ dự án yêu cầu

Theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, Điều 46. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

- Đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hồ sơ gồm:

+ Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;

+ Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.

- Đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hồ sơ gồm:

+ Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư 26/2011/TT- BTNMT;

+ Một (01) bản đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm các hồ sơ sau:

+ Các hồ sơ đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.

- Đối với Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường hồ sơ bao gồm:

+ Các hồ sơ đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Một (01) bản sao văn bản chứng minh việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh trước đó.

* Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường: trong trường hợp được UBND huyện ủy quyền, UBND phường thị trấn thực hiện đăng ký như sau:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ UBND phường, thị trấn có trách nhiệm:

- Kiểm tra các hồ sơ của dự án.

- Thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ theo phụ lục 5.6 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản theo phụ lục 5.5 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

+ Lý do hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường chưa đủ điều kiện để được đăng ký

+ Đề nghị chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường và gửi vansUBND phường, thị trấn trong thời hạn (ngày) để được đăng ký theo quy định.

Ngoài ra, UBND phường, thị trấn có trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP

- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam kết bảo vệ môi trườngđã được đăng ký và các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, chủ cơ sở hoặc các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp với chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh xử lý kịp thời các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

* Báo cáo về công tác đăng ký và kiểm tra cam kết bảo vệ môi trường Trong báo cáo cần nêu nổi bật các vấn đề sau:

- Tổng hợp thông tin, số liệu về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức việc đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường).

Một phần của tài liệu Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị_Tài liệu ôn thi công chức ngành địa chính cấp xã (Trang 29)