Nội dung và phương pháp quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh (Trang 30)

8. Đĩng gĩp mới của đề tài

1.4.2.Nội dung và phương pháp quản lý giáo dục đạo đức

1.4.2.1. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm:

- Việc chỉ đạo hoạt động xây dựng kế hoạch GDĐĐ. Hoạt động GDĐĐ trong trường THPT là bộ phận quan trọng trong tồn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học. Vì vậy, kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục trong trường THPT, phối hợp hữu cơ với kế hoạch hoạt động trên lớp, lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS để đạt hiệu quả cao. + Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm

+ Kế hoạch hoạt động theo các mơn học trong chương trình. + Kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động XH.

Kế hoạch phải đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp cụ thể cĩ tính khả thi.

- Tổ chức sắp xếp bộ máy vận hành thực hiện kế hoạch đã đề ra: Nhà trường phải thành lập ban chỉ đạo “ Ban đức dục ” và phân cơng nhiệm vụ cụ thể, đúng việc.

+ Hiệu trưởng (hoặc Phĩ Hiệu trưởng ) + Bí thư Đồn TNCS Hồ CHí Minh + Giáo viên chủ nhiệm

+ Đại diện Hội Cha mẹ học sinh

- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ.

1.4.2.2. Phương pháp quản lý giáo dục đạo đức.

Các phương pháp quản lý là tổûng thể các cách thức tác động cĩ thể cĩ và cĩ chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng cĩ được của hệ thống ) và khách thể quản lý (các ràng buộc của mơi trường, hệ thống khác …) để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. Chỉ thơng qua và bằng phương pháp quản lý mà các mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, quản lý mới đi vào cuộc sống, biến thành thực tiễn phong phú, sinh động, phục vụ lợi ích con người. Người ta thường sử dụng một số phương pháp quản lý dưới đây:

 Phương pháp tổ chức hành chính.

Là phương pháp tác động trực tiếp của hệ quản lý (chủ thể quản lý) đến hệ bị quản lý (đối tượng quản lý) bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý.

Ở trường THPT, phương pháp tổ chức hành chánh thường thể hiện qua các nghị quyết của hội đồng sư phạm, hội đồng giáo dục. Nghị quyết của hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đồn TN … Các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và HS phải thực hiện.

Phương pháp tổ chức hành chính là tối cần thiết trong cơng tác quản lý, nĩ được xem như những biện pháp quản lý cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình

Là những cách thức tác động của người quản lý tới người bị quản lý, nhằm biến những yêu cầu của các cấp quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người bị quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người, đồng thời tạo ra bầu khơng khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau , giúp đỡ lẫn nhau hồn thành nhiệm vụ. Các phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: Giáo dục, Thuyết phục, Động viên, Tạo dư luận xã hội, Giao cơng việc yêu cầu cao … Nhĩm phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo. Ưu điểm của phương pháp này là phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức, nĩi chung là phát huy được nội lực của cá nhân và tập thể . Vận dụng thành cơng phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ HS. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc lớn vào nghệ thuật của người quản lý.

 Các phương pháp kinh tế.

Là sự tác động một cách gián tiếp của người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia cơng việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Trong trường THPT, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, HS ghi trong điều lệ nhà trường phổ thơng, quy chế chyên mơn … với những kích thích cĩ tính địn bẫy trong trường. Kích thích việc hồn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế cĩ ý nghĩa to lớn đối với tính tích cực lao động của con người.

+ Tạo động cơ mạnh cho hoạt động và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động.

+ Phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác độc lập của mỗi người trong cơng việc. Bản thân việc kích thích vật chất cũng đã chứa đựng sự cổ vũ về tinh thần. Đĩ là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động, phẩm chất, năng lực của mỗi người.Bằng nguồn kinh phí của nhà trường xây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý nhà trường nĩi chung và quản lý hoạt động GD – ĐT nĩi riêng, khen thưởng xứng đáng cho những cán bộ giáo viên cĩ thành tích trong hoạt động GDĐĐ cho HS, đồng thời khiển trách phê bình, cắt thi đua đối với những cán bộ giáo viên thiếu trách nhiệm trong GDĐĐ học sinh (nhất là GVCN )

Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp hành chính – tổ chức. Hai phương pháp này luơn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Ngày nay trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhà trường.

1.4.3. Các yếu tố chi phối việc quản lý giáo dục đao đức cho học sinh

trung học phổ thơng.

1.4.3.1 Yếu tố giáo dục nhà trường.

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, theo định hướng XHCN, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản cĩ đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp sẽ là yếu tố cĩ tính chất quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS. 1.4.3.2. Yếu tố giáo dục gia đình.

Gia đình là tế bào của XH. Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuơi dưỡng các em HS từ bé đến lúc trưởng thành. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách HS: “ Nề nếp gia phong ”; “ Truyền thống gia đình ” là những điều rất quan trọng mà người xưa đã từng nĩi về giáo dục gia đình. Trong gia đình, ơng bà, cha mẹ, anh chị là tấm gương sáng để con trẻ noi theo: “ Khơng cĩ gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gương.Cịn giữa muơn vàn tấm gương, khơng cĩ tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc, bền chắc bằng tấm gương của bố mẹ và thầy giáo ” (Ni-

vi -cốp )

Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh, là điều kiện tốt để hình thành nhân cách hồn thiện ở các em.

1.4.3.3.Yếu tố giáo dục xã hội.

Mơi trường giáo dục rộng lớn đĩ là cộng đồng cư trú của HS, từ xĩm giềng, khu phố đến các tổ chức đồn thể XH, các cơ quan nhà nước … đều ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS nĩi chung và HS THPT nĩi riêng. Một mơi trường XH trong sạch lành mạnh, một cộng đồng XH tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất GDĐĐ học sinh và hình thành nhân cách HS. Cần phải cĩ sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH đã

trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra mơi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục ĐĐ học sinh.

1.4.3.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh.

Học sinh THPT: 15 đến 18 tuổi (tuổi mới lớn ).Ở lứa tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách, HS phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành và phát triển ĐĐ của mỗi con người là một quá trình phức tạp, lâu dài, cũng phải trải qua bao khĩ khăn, gian truân trong cuộc sống mới dẫn đế thành cơng. Vì vậy, HS THPT từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dần trở thành chủ thể giáo dục tu dưỡng, rèn luyện, tự hồn thiện nhân cách ĐĐ. HS THPT phải tích cực phấn đấu tu dưỡng thì quá trình GDĐĐ mới cĩ hiệu quả cao.

1.4.4. Vai trị của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo dục đạo đức

cho học sinh trung học phổ thơng

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền bổ nhiệm,chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, là người thay mặt nhà nước điều hành tồn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD- ĐT trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực (cả phẩm chất ĐĐ và năng lực quản lý ) của người hiệu trưởng cĩ ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường.

Hiệu trưởng là người cĩ phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, cĩ chuyên mơn vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và cơng tác quản lý. Người hiệu trưởng phải tự xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đốn cĩ hiệu quả. Người hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đồn kết nhất trí của tập thể sư phạm; và biết phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực của cán bộ, giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. U-

sinx-ki từng nĩi: “ Hiệu trưởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trường, giáo dục học sinh thơng qua các giáo viên, làm thầy các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục

Người hiệu trưởng cĩ vai trị quan trọng trong hoạt động GDĐĐ HS THPT, là người trực tiếp lập kế hoạch quản lý tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ. Hiệu trưởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường để GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm

tra, đánh giá quá trình GDĐĐ cho HS và trực tiếp giáo dục HS, đặc biệt giáo dục HS cá biệt. U-sinx-ki đã viết trong cuốn “ Trái tim tơi hiến dâng cho

trẻ ”: “ Nếu hiệu trưởng chỉ dạy cách giáo dục mà khơng trực tiếp tiếp xúc với học sinh thì ơng ta khơng cịn là nhà giáo dục nữa. Thiếu sự tác động trực tiếp tới học sinh, Hiệu trưởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà sư phạm và năng lực tiếp xúc với thế giới tâm hồn trẻ.” [ 26

tr 67 ].

Luật Giáo dục (2005), chương III, mục 1, điều 54 cũng đã khẳng định nhiệm vụ, quyền hạn của người Hiệu trưởng:

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động

của nhà trường, do cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, cơng nhận Hiệu trưởng của các trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

Điều lệ Trường Trung học (Ban hành kèm theo quyết định số: 23/ 2000/ QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) chương II, điều 17, khoản 1 cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

a. Tổ chức bộ máy nhà trường;

b. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

c. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên mơn; phân cơng cơng tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

d. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;

đ. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

e. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

g. Được theo học các lớp chuyên mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Sự nghiệp đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay địi hỏi phải thật sự coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức. Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là nhiệm vụ của tồn XH, trong đĩ nhà trường THPT giữ vai trị quan trọng. GDĐĐ được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực, tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. GDĐĐ là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhân cách con người. ĐĐ, ĐĐCM, ĐĐXHCN chỉ được hình thành thơng qua quá trình GDĐĐ ở nhà trường.Muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay, địi hỏi cá nhân người làm cơng tác giáo dục phải nắm vững những định hướng về mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục. Đặc biệt hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi HS THPT, hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế XH và phải cĩ một hệ thống phương pháp GDĐĐ thích hợp và hiệu quả.

Muốn đề ra những biện pháp quản lý GDĐĐ cĩ tính khả thi hữu hiệu thì phải cĩ sự đánh giá đúng về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Vì vậy, ở chương 2 của luận văn, chúng tơi khảo sát thực trạng cơng tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THƠNG HUYỆN CÀNG LONG – TỈNH TRÀ VINH

2.1 Khái quát tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện Càng Long và tác động của nĩ đến GDĐĐ học sinh.

Huyện Càng Long là cửa ngõ ra – vào tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; phía Nam giáp huyện Châu Thành và thị xã Trà Vinh, phía Đơng giáp huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre và phía tây giáp huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Huyện cĩ quốc lộ 53 chạy qua với chiều dài khoảng 25 km. Huyện Càng Long cĩ 13 xã và 1 thị trấn, dân số tồn huyện là 168861 người, trong đĩ cĩ 87.554 nữ, dân số Khơme: 5065người chiếm gần 3% dân số. Diện tích đất nơng nghiệp 23.791 ha. Đa số nhân dân sống bằng nghề nơng nghiệp chủ yếu làm ruộng, làm vườn và chăn nuơi. Nhân dân Càng Long cĩ truyền thống yêu nước hiếu học, cần cù chịu khĩ…

Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ nhân dân huyện Càng Long được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh (Trang 30)