Bài 4: CẤU TRÚC BẢNG

Một phần của tài liệu giao an tin hoc 12 nam 2010-2011 (Trang 53)

- Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai chế độ làm việc chính của biểu ma64u

Bài 4: CẤU TRÚC BẢNG

( Mở SGK trang 39)

1.Tại sao trong 1 bảng không thể có hai hàng giống hệt nhau?

TL : Mỗi hàng thể hiện 1 cá thể phân biệt trong bài toán quản lí. Bởi vậy trong 1 bảng được thiết kế tốt không có 2 hàng giống hệt nhau vì như thế là dư thừa DL, dẫn tới kết quả không chính xác khi làm việc với CSDL.

2.Trong quản lí HS dự kì thi tốt nghiệp, theo em có thể khai báo kiểu dữ liệu gì cho mỗi thuộc tính sau đây?

Số báo danh, Họ và tên, Ngày sinh, Điểm số.

TL : Có thể khai báo kiểu DL cho mỗi thuộc tính sau :

• Số báo danh : Text hoặc Number hoặc Autonumber.

• Họ và tên : Text.

• Ngày sinh : Data/Time.

• Điểm số : Number.

3.Hãy nêu các bước để chỉ định khoá chính trong bảng dl gồm các thuộc tính nêu trong câu 2?

TL : Các bước chỉ định khoá chính :

• Chọn khoá chính : Trong bảng DL nêu ở câu 2 thì chọn trường SBD( số báo danh) vì mỗi số báo danh tương ứng thông tin về 1 học sinh.

• Thao tác : Mở bảng ở chế độ thiết kế. Nháy ô ở bên trái tên trường SBD, nháy nút hoặc chọn

Edit Primary key.

4.Khi nhập dữ liệu, trường nào không được để trống ?

TL : Trong trường hợp đã chỉ định khoá chính thì các trường tạo nên khoá chính và các trường đã thiết đặt tính chất thuộc tính bắt buộc có dữ liệu không được bỏ trống khi nhập dữ liệu. Trong trường hợp người dùng để Access tự đặt thêm trường ID (kiểu Auto Number) là khoá chính thì hiển nhiên trường này cũng tự động không được để trống.

5.Liệt kê 1 số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế bảng ?

TL : - Tạo cấu trúc bảng : mở cửa sổ cấu trúc bảng, tạo các trường ( chọn tên trường, chọn kiểu DL, thiết đặt tính chất của trường ), chỉ định khoá chính, lưu cấu trúc bảng.

• Thay đổi cấu trúc bảng : thay đổi thứ tự các trường, thêm, xoá, sửa trường.

Một phần của tài liệu giao an tin hoc 12 nam 2010-2011 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w