Những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang

Một phần của tài liệu Tuyển tập các bài văn mẫu hay nhất (Trang 162)

- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến

những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang

dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyê

Những bài văn mẫu lớp 10

Đề : Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Hãy kể lại câu chuyện đó theo giọng kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

Bài viết

Họ nhà lau tía chúng tôi đã sống trên bờ Hoàng Giang cả triệu năm rồi. Gia tộc tôi đã trải qua bao nhiêu thế hệ tôi cũng không thể nhớ. Nhưng gia đình tôi thường có thói quen truyền kể cho nhau nghe những

"chuyện đời" xảy ra ở trên sông mà các thế hệ cha ông của chúng tôi từng chứng kiến. Bao nhiêu năm đã trôi qua và cũng đã quá già để nhớ về mọi chuyện, thế nhưng tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày bi kịch đến với người thiếu phụ Vũ Nương.

Tôi nhớ ngày ấy tôi vẫn còn trẻ lắm. Tôi thường có thói quen thức rất khuya để khỏa mình trong nước dưới những đêm trăng. Nước sông Hoàng Giang ban đêm rất lặng và dịu mát. Trăng sáng, lại được đùa giỡn với mấy chị cá mương thì thật là thỏa thích.

Hôm ấy, đang uốn mình trong nước, tôi bỗng giật mình khi chợt nghe có tiếng ai đang nức nở. Tôi nín lặng, tiếng khóc ngày một rõ hơn. Không nghi ngờ gì nữa (tôi nghĩ), chắc có ai đó đang gặp một chuyện gì đó rất đau thương. Tôi quên ngay anh nước và mấy chị cá mương khi bắt đầu nghe giọng một người đàn bà than thở:

- Con lạy trời lạy đất, lạy hà bá dưới lòng sông! Thân kiếp con khổ quá. Những mong ngày chồng chinh chiến xa về là ngày gia đình đoàn viên sum họp. Vậy mà cái mong ước ấy giờ tan như mây như khói. Bao năm qua con đã phải chịu muôn ngàn cay đắng. Chồng đi chiến trận nơi xa, một mình con tần tảo chăm mẹ già nuôi con nhỏ. Rồi đến khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất hẳn một nguồn động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đã phải tự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng. Tất cả mọi điều tốt đẹp, con đã dành cho bé Đản thương yêu. Bao hy vọng được mẹ con con nuôi lớn từng ngày, vậy mà giờ đây ông trời lại hay chơi ác, lại gây cảnh trớ trêu mà cướp đi của con tất cả. Con còn sống để làm chi.

Tôi nghe những lời than thở mà đau xót cho người phụ nữ. Sống ở bên sông, tôi đã chứng kiến bao điều nhưng chưa bao giờ thấy chuyện nào đau lòng như vậy. Đằng sau những câu nói sầu não đến nát lòng kia hẳn phải là một bi kịch lớn. Tôi băn khoăn lắm nhưng chưa kịp suy đoán điều gì thì người đàn bà kia lại khóc:

- Bé Đản, con yêu! Mẹ thật có lỗi với con khi mẹ bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ đâu có thể chọn được một con đường nào khác. Bố đã nghi ngờ sự thủy chung của mẹ con ta. Vậy là bao công lao của con và mẹ bố đều đổ đi tất cả. Mẹ không thể sống trong sự ngờ vực của cha con. Mẹ không thể có lỗi với bà và chấp nhận những gì xấu xa mà mình không có. Mẹ có danh dự của sự thủy chung và trinh tiết. Mẹ phải giữ được tâm

hồn mẹ trong ánh mắt của những người hàng xóm. Mẹ không thể sống. Mẹ sẽ chết để thức tỉnh sự ghen tuông mù quáng của cha con. Đản thương yêu! Mẹ xin lỗi con vì tất cả.

Sau câu nói ấy, mặt nước bắt đầu khua động mạnh. Tôi giật mình và bàng hoàng nhận ra người đàn bà đang dấn thân về phía lòng sông. Yêu thương và oán giận. Nhưng chỉ là một cây lau nhỏ bé, tôi không thể làm được gì hơn. Nước bắt đầu dâng lên đến ngang người rồi đến gần hết cánh tay người phụ nữ. Người đàn bà đau khổ đã quyết trầm mình để giải những oan khiên.

Bờ sông Hoàng Giang vẫn lặng. Gió vẫn thổi mát rượi nhưng trăng đã khuất. Không gian tĩnh mịch đến ghê người khiến tôi vẫn nghe và nghe rất rõ những lời trăng trối cuối cùng của người phụ nữ khốn khổ kia. - Trương Sinh chàng hỡi! Chàng đã phụ công của thiếp. Như một đứa trẻ thơ nghịch một trò chơi mà không cần suy nghĩ, chàng đã coi thường sự thủy chung của thiếp. Nay tình chồng nghĩa vợ đã chẳng thể dài lâu, thiếp chỉ mong sau cái chết này chàng có thể thấy nỗi đau mà thức tỉnh. Chàng hãy chăm sóc cho con, hãy nuôi dạy để cho nó được nên người.

Con xin lạy ông hà bá. Con là Vũ Nương. Nay vì bị oan mà phải chọn tìm cái chết để giải mối oan tình. Thân này đã nguyện dâng cho hà bá. Nhưng con chỉ mong nếu thực lòng thủy chung son sắt thì xin cho được giải mối oan tình những mong Trương Sinh thức tỉnh. Nhược bằng con đây có chút tư tình thì xin hà bá cứ đầy ải mãi mãi dưới tầng địa ngục.

Mặt sông Hoàng Giang đã lặng thinh. Tôi không còn nghe bất cứ một lời nói hay một âm thanh nào nữa. Vậy là hà bá đã đón người phụ nữ kia đi nhẹ nhàng nhưng chắc chắn không thanh thản.

Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Thế nhưng cho đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu được con người thật vĩ đại và cao

cả biết bao nhưng tại sao vẫn có những lúc họ ích kỷ và nhỏ nhen làm vậy? Đề 4 :

Vở của các con đâu?

Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những “người đàn ông” thường cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.

- Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.

Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.

Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.

- Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh - đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!

- Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh. - Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.

Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.

- Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. - Và việc này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?

- Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.

- Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những người đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông - những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.

Tôi ngắt lời:

- Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ? - Tất cả những gì có thể.

- Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!

- Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng - có thể lắm…

Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những ngư¬ời phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.

Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.

Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:

- Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!

Tôi khoanh tay lễ phép:

- Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.

Đề 2 :

Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dẫy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dầy đặc, với cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Mẹ trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mồi lần que diêm tắt, hình ảnh người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.

Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng thương nằm chết bên cạnh đống diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm.

... ... bài 2

Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố. Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà . Tôi nghe tiếng rao bán diêm của cô chủ vang

vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ. Cô bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân. Cô chủ bán rất rẻ ,chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả .Càng về đêm ,trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền. Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp. Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó trogn thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái ...Cô chủ có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một. Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ ..một giấc mơ đẹp trong đêm đông. ĐÊM Giáng sinh- noel an lành ...

Cuộc sống không có ước mơ thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bổng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước.

“Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ …” đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé bổng không có nhiều điều kiện như mình – đó là lòng nhân ái.

đề 3 :...google mà kiếm

nhé...

DO BÀI NÀY MÌNH COPY CỦA PHẦN VĂN MẪU CỦA [TUANTK] NÊN CÁC BẠN THÔNG CẢM

Một phần của tài liệu Tuyển tập các bài văn mẫu hay nhất (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w