- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến
rồng_vàng (06-09-2011)
01-04-2011, 09:53 AM (Bài viết đã được chỉnh sửa: 02-14-2011 06:13 PM bởi ™†¯Đứǯ†™ _____₧
Bài viết: #2
™†¯Đứǯ†™ _____₧ ™¯๖ۣۜChém ßão¯™
RE:Những bài văn mẫu lớp 10
đây là bài viết số 4:
đề 1: Tính từ năm 1990 đến nay, thế giới đã mất đi 3% diện tích rừng nghĩa là mỗi năm mất 13 triệu ha rừng do chặt phá tràn lan. Nhưng mối năm, có đến 6 triệu ha rừng có nguy co bị phá huỷ. Hiện tại, có 76 nước trên thế giới không còn rừng nguyên sinh. Các bạn của tôi ơi! Liệu những con số này có đáng làm các bạn ngạc nhiên?
Ai chả biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16,306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16,118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ orang- outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang- outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia PNBRG. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100-110 con?... Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!
Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Các bạn ơi, các bạn hãy thử nghĩ mà xem. Người nông dân vất vả cả năm trời được có 2 vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dung những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dung đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này- ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cay xanh.
đề 2:
Tệ nạn ma túy đã và đang là một hiểm họa của nhiều nước trên thế giới , bởi vậy Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 26-6 hàng năm là ngày toàn thế giới phòng chống ma túy.
Ở nước ta, trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy diẫn ra rất phức tạp với nhiều thủ đoạn xảo quyết. Vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia Vũ Xuân Trường là một ví dụ điển hình.
Nạn sử dụng ma túy để rồi nhanh chóng bị nghiện đã lây lan trong thanh thiếu niên , đặc biệt nghiêm trọng là đã và đang xâm nhập vào một bộ phận học sinh, sinh viên.
việc học tập, đạo đức, sức khỏe của thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng, làm khánh kiệt kinh tế của gia đình. Nhiều người đã sử dụng một lần đến quen, rồi nghiện, phải bỏ học và đã nhanh chóng trở thành tội phạm.
Ngày 29-1-1993, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nội dung cơ bản của Nghị quyết này là :
- Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy.
- Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích, hút hít, uống các chất ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy cho người nghiện.
đề 3 :
Trước hết phải khẳng định là tớ không giỏi Văn tẹo nào cả và thậm chí tớ không yêu môn Văn tẹo nào luôn. Giờ Văn toàn nằm ngủ hoặc thả hồn theo mây.
Chỉ đơn giản là tớ thích đọc sách và thích viết. Cho nên tớ cũng không dám "múa rìu qua mắt thợ" với những ai học chuyên Văn, nhà văn, Olympic Văn, học sinh giởi Văn. Đơn thuần, tớ chia sẻ những gì tớ suy nghĩ, tớ thấy, tớ từng áp dụng trong việc: "Làm sao để có thể viết văn dễ dàng và có cảm xúc?" hay ít nhất bạn cũng thắc mắc tại sao tớ có thể viết một ngày liền tù tì ba entry dài.
Quan trọng nhất đối với tớ là phải suy nghĩ. Hãy tập suy nghĩ và tưởng tượng. Bạn có thể suy nghĩ bất cứ lúc nào mà. Chẳng hạn nhé, nhìn một chiếc lá bạn nghĩ tới gì? Lá cây, ừm đúng rồi đơn giản. Rồi bạn nghĩ xa hơn một tí, khi chiếc lá phải xa cành thì sao. Xa và cao hơn tí nữa, tớ sẽ nghĩ chiếc lá ấy giống như tớ, lớn lên và phải xa rời vòng tay cha mẹ. Suy nghĩ, hãy tập suy nghĩ về một vấn đề nào đó bằng tất cả cảm xúc, kỉ niệm. Tớ trung thành với một ý nghĩ: chẳng có sự vật hiện tượng nào vô nghĩa và tầm thường chỉ quan trọng là mình biết nghĩ hay không. Bạn cũng hãy thử suy nghĩ thử xem. Khi rảnh rỗi, nhìn những vật thật bình thường quanh bạn.
Tớ suy nghĩ như này, có hai dạng người, một dễ dàng nói ra cảm xúc tình cảm, hai che giấu bên trong. Những người giấu kĩ cảm xúc vào trong hãy thử đọc những dòng viết ngắn gọn, súc tích nhưng tràn đầy tình cảm xem. Dạng còn lại, có vẻ những gì họ viết ra nhẹ nhàng, bình thường hơn, giống như khi họ nói. Với những người giấu kĩ cảm xúc, viết ra có nghĩa là trút bỏ được những suy nghĩ còn ấp ủ và như thế lòng nhẹ nhàng hơn. Vậy, điều thứ hai tớ muốn nói ở đây để viết hay là cảm xúc. Tại sao tớ không đặt cảm xúc lên hàng đầu? Bởi một khi bạn suy nghĩ việc gì, vật gì, tự nhiên cảm xúc sẽ tự tìm đến bạn. Nếu bạn quá gắng gồng cảm xúc, điều đó trở nên vô nghĩa.
Điều thứ ba với tớ là đọc. Tớ đọc hàng ngày, đọc sách, đọc trên mạng, đọc và cả ngẫm nghĩ. Có đôi khi tớ quá thích cuốn sách nào đó, tớ đọc nhiều đến nỗi bị ảnh hưởng cách hành văn, rồi tớ làm cho cách đó riêng biệt là của tớ. Việc đọc là việc lí thú nhất trên đời. Bạn đọc báo hàng ngày để ghi nhận những sự kiện đang xảy ra, điều đó có ích vô cùng. Một bài văn, một blog, một bài
cảm nhận sống động hơn nếu nó thực tế và làm cho người ta cảm nhận nó không cũ, nó sống cùng thời đại. Bạn đọc sách truyện, văn học để dấy lên những cảm xúc, những yêu thương trong bạn, và có những đồng cảm sẽ khiến bạn thốt lên bằng lời.
Điều cuối cùng là tớ không bao giờ để người đọc áp đặt lên tớ. Không quan trọng người đọc là ai, thoải mái mà viết. Phải viết nhiều, có thế mới có thể quen và nảy sinh cảm xúc từ từ. Bất kì cầu thủ nào cũng phải chơi nhiều để quen sân quen bóng, quen giày. Viết văn cũng thế thôi. Và đừng bao giờ suy nghĩ tôi đang phải viết cho dạng người nào đọc, bạn phải phục vụ cho cảm xúc của chính bạn trước tiên. Viết cho người ta đọc dễ làm mòn những cảm xúc trong bạn. Hãy nghĩ và viết cho cảm xúc của chính bạn trước tiên rồi từ từ hòa hợp với việc "viết trình diễn".
Vâng, tớ không giỏi Văn tẹo nào, không thích học Văn tí nào, nhưng tớ yêu mỗi ngày được viết, được thoải thích viết lên những cảm xúc. Từ việc thích đọc báo, rồi tớ thích đọc sách, rồi thích viết, rồi thích ngẫm nghĩ để viết. Nhờ viết ít ra cuộc sống của tớ đã ý nghĩa hơn rất nhiều.
bài viết số 5:
đề 1:
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và
ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Nói về Lịch sử nha:
Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại
Kiến trúc:
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau :
Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng
gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng
nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.