Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu đăk lăk (Trang 30)

* Phương pháp điều tra: Là việc khảo sát có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống trên một phạm vi rộng một nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp một số người có trách nhiệm đối với quá trình quản lý như: Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng và một số nhân viên có liên quan.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu qua các báo cáo đã được công bố từ các phòng ban của công ty.

- Xử lý số liệu: Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý trên máy tính theo chương trình Word & Excel.

* Phương pháp thống kê kinh tế: Nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng và từ đó đưa ra các kết quả so sánh đánh giá cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết.

* Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu kết quả cũng như hiện tượng kinh tế trên nhiều góc độ khác nhau. So sánh kết quả giữa các năm với nhau phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán cùng đại lượng.

- So sánh tuyệt đối: Là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được với mức độ cần đạt kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó.

- So sánh số tương đối:

Số tương đối nhiệm = Mức độ cần đạt theo kế hoạch x 100%

Mức độ thực tế đã đạt được ở kỳ trước

Số tương đối hoàn = Mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ x 100%

Mức độ cần đạt theo KH đề ra trong kỳ

Số tương đối kết cấu = Mức độ đạt được của bộ phận x 100%

Mức độ đạt được của tổng thể

Số tương đối động thái = Mức độ kỳ nghiên cứu

Mức độ kỳ gốc

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu đăk lăk (Trang 30)