đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy hạnh phúc là tuỳ thuộc vào chính ta.
- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin
còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
- Đó cũng có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất cuộc sống dẫn đến những quyết định sai lầm.
- Đó cũng có thể là bài học về cho và nhận mà cả cho và nhận luôn luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại…
Điều quan trọng không phải là những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đã đóng góp cho cuộc sống. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Câu 25:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Frank A.Clark)
Hãy viết một bài nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Gợi ý: 1. Giải thích ý kiến:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: Khát vọng vươn tới những cái đích lớn của mỗi con người, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất
nhỏ: song không ý thức được những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ
những việc nhỏ, như dòng sông được tạo từ nhiều con suối…
=> Ý cả câu: con người luôn có khát khao làm những điều lớn lao, kì vĩ mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình thường.
2. Bình luận ý kiến:
- Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mỗi người, cần được hoan nghênh, khuyến khích.(hs lí giải lấy dẫn chứng)
+ Cuộc sống con người vốn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhân cách con người cũng được tạo nên bởi sự kết hợp mọi bình diện từ nhỏ đến lớn những hành vi, đạo đức, lối sống,…ý nghĩa, hạnh phúc của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.(hs lấy dẫn chứng thực tế)
- Phê phán lối nghĩ, cách nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích kiên quyết làm…
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
Câu 26:
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, đã đạt giải
Nobel Hoà bình năm 1964 cho rằng: “ Trong thế giới này, chúng ta xót xa
không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà vì còn sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”
Anh , chị có suy nghĩ về ý kiến trên?
Gợi ý:
1. Giải thích ý kiến:
- Giải nghĩa một số từ và cụm từ:
+ “kẻ xấu” là những kẻ có tâm địa độc ác.
+ “lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
+ “người tốt”: người nhân hậu, không làm gỡ phương hại người khác... + “im lặng”: không hành động, phản ứng gỡ trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
+ “sự im lặng của cả người tốt”: thỏi độ bàng quan, thiếu trỏch nhiệm, lạnh lựng, vô cảm của những người vốn nhõn hậu, khụng biết làm những hành động sai trỏi.... Đõy cũng là một cỏch ứng xử tiờu cực.
- Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ bỏng, giốm pha, bụi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.
2. Phân tích, bình luận ý kiến: (Phải có dẫn chứng)
- Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vỡ quyền con người.
- Câu nói nêu đúng thực trạng đau lũng đang cú chiều hướng gia tăng trong xó hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
- Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vỡ:
+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha...không chỉ làm tổn thương họ mà cũn làm tan vỡ hạnh phỳc gia đỡnh, gõy mất đoàn kết trong tập thể...
+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần,
thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xó hội. + Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trỏi pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xó hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kỡm hóm sự phỏt triển của xó hội.
+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhõn lờn căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xó hội.
- Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
3. Bài học về nhận thức và hành động:
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
- Rốn cho mình lối sống tích cực biết quan tâm, chia sẻ, yờu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm.
Câu 27:
“Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”
(Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Gợi ý: