0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY HAY (Trang 36 -36 )

Câu 23: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau:

- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

(trích Giục giã - Xuân Diệu) - Sống tung sóng gió thanh cao mới

Sống mạnh dù trong một phút giây

(trích Đi - Tố Hữu) - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.

(trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn)

Gợi ý:

1. Giải thích:

- So sánh làm nổi bật quan niệm sống, khát vọng sống tích cực: phải hướng đến một đời sống tỏa sáng, có ý nghĩa (ngay cả khi “huy hoàng” chỉ diễn ra trong thoáng chốc). Đó là cách sống tận hiến, với khát vọng được làm chuyện

lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những giây phút vinh quang, chói sáng...

- Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn...

- Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái, biết cảm thông, chia sẻ...

2. Bàn bạc:

- Không chấp nhận lối sống nhàn nhạt “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” (chữ của Nguyễn Tuân) vô nghĩa trong suốt đời người chính là thái độ sống đẹp của con người có khát vọng lớn lao.

- “Quăng thân vào gió bụi”, sống “thanh cao”, mạnh mẽ và hướng theo lí tưởng cao đẹp chính là lối sống tích cực, có tránh nhiệm...

- Trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca.

- “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được cháy hết mình, được tận hiến cho đời...

- Không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, tình người...

- Và cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc sống của chính mình.

- Những quan niệm sống khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, hướng con người theo một cách sống đẹp đẽ, hoàn thiện từ khát vọng đến hành động và tình cảm.

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức: Cần tự trang bị cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ.

- Hành động: Mạnh mẽ trong thực hiện những dự định tốt đẹp ; trong sạch trong lối sống ; cao thượng, chân thành trong tình cảm.

Câu 24:

Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn

Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa Học Trò)

Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Gợi ý:

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY HAY (Trang 36 -36 )

×