Chọn ngày cưới cũng giống người Tày, lễ vật còng mang nh vậy. Nhưng người Cao Lan lại có tục lệ nộp cheo cho làng. Lễ này nhà trai phải chuẩn bị nộp cho làng nhà gái tổ chức làng (làng nào không có đình làng thì không phải nộp cheo) ở làng nhà gái mà có đình làng, gần đến ngày cưới nhà trai đem lễ vật đến nộp cho trưởng bản (khán thư). Lễ vật gồm: 5 đồng bạc, 1 con gà thiến, 1 chai rượu, 1 Ýt gạo và trầu cau. Ông trưởng bản mang lễ vật đó ra còng ở đình làng, kính báo các vị thánh thần ở đình làng biết.
Đối với lễ bên nhà gái thường tổ chức hai ngày, chuẩn bị cho ngày cưới nhà gái hay nhà trai còng đều nhờ hàng xúm đến giúp, và đều nhờ hai người thường là gốc họ đến giúp gia đình tiếp khách và điều hành các công việc của đêm cưới, tất cả, sự tiếp khách này cũng đâu được tiến hành như gia đình người Tày.
Ngày đón dâu, nhà trai đi đón dâu không nhất thiết phải lựa chọn giờ miễn là đền nhà gái trước lúc chiều tà. Trước khi sang nhà gái, ông thầy làm phép, ai đi đón dâu của phải chui qua dưới ô. Theo họ làm nh vậy để dọc đường nhỡ có gặp chài yêu cũng không ai việc gì.
Trước ngày đi đón dâu nhà trai còng cho đưa lễ vật trao cho nhà gái. Hôm sau những người đi đón dâu như người Tày, nhưng khác người Cao Lan còn có ông thầy đi cùng đoàn đi đón dâu ngoài việc mang gạo, rượu thịt cá còn mang theo:
một đôi gà nhỏ gọi là đôi phượng hồng (phùng vàng) để dâng tố báo là người con gái lớn đi lấy chồng.
24 chiếc bánh dầy to và 2 bánh dầy nhỏ để cúng mạ
12vuông vải đen, 12 vuông vải trắng bọc giấy đỏ hai đầu để biếu bố mẹ vợ, trả công nuôi dưỡng.
2 bình rượu và mét gãi bọc giấy đỏ gọi là ngũ nhạc trong đó có một đồng bạc trắng, một mảnh giấy đỏ gọi là " hồng phai" ghi giờ lễ tổ, giờ đón dâu, hướng xuất hành giờ lễ tơ hồng.
Ăn uống xong chủ hôn nhà trai đem hai đĩa trầu cau lên nhà gái để thông báo là đã đến và đêm đến tỉa trầu cau khác để làm cheo lễ nộp cheo lễ nộp cheo là 2 hoặc 3 hào bạc thật cho ông khám động: 1 con gà, xôi, 1 chai rượu và trầu cau cho ông trưởng giúp để làm một mâm cỗ mời các cụ có tuổi ở trong làng đến để ăn mừng.
Sáng hôm sau, chọn giờ tốt đón dâu về nhà gái dọn cỗ ch nhà trai và khách khứa ăn để tiễn. Ăn xong nhà trai lại vào trong nhà đứng các mâm khách hát xin rước dâu.
Khi xin đón dâu, nhà trai đến buồng cô dâu và hái nghi thức ra vào. Sau những nghi thức trên, nhà trai báo cáo xin về và tỏ lời cảm ơn.
Mét chi tiết không thể thiếu trong lễ cưới là trước khi xuất giá, cô dâu với trang phục cưới bao giờ cũng phải đi ra khái nhà vài bước rồi lại quay lại nhà nghỉ ăn uống, cùng bạn bè chia vui hạnh phúc. Theo quan niệm xưa thì nh thế là để lại một phần " phúc lộc" cho mẹ đẻ của mình. Với con dao, bát nước, ông thầy (làm phép) dưới chân cầu thang để chọn giờ rước dâu đi.
Khi bước qua ngưỡng cửa nhà bố mẹ đẻ, cô dâu phải bá mét miếng trầu hay mét đồng xu xuống kẽ bàn (chi tiết này đồng bào chỉ kể lại chứ không giải thích tại sao?).
Cô dâu và phù dâu bước xuống cầu thang để về nhà chống trong trang phục váy áo, áo chàm mới, vàng bạc, thắt lưng xanh đỏ chấm gấu áo đằng trước, nón thúng quai thao đội trên đầu khi đến ngưỡng cửa người chị gái hay chị dâu (người có chồng con ăn ở hoà thuận) quàng ba vuông vải rồi "câng" em gái ra cửa đi làm đâu thực là chỉ là đặt tay vịn lên vai tượng trương lúc này ông thầy lập sấp bát nước và bắt quyết để hồn cô dâu thuộc hẳn về nhà chồng.
Trên đường về nhà chồng, qua mỗi khúc sông con suối, quãng đèo và ngay từ khi ra cửa của cô dâu được thầy cúng phù phép hộ mệnh.
Về đến nhà trai cô dâu lên tiếng gọi, một người em gái chú rể bưng ra mét thau nước nóng cùng 2 đĩa trầu cau, sau đó té nước cho cô dâu rửa chân, còn trầu thì đưa cho cô dâu để chia cho cô dâu và phù dâu.
Cô dâu bước lên nhà chồng mẹ chồng tránh xa đằng sau mét lóc (quan niệm của đồng bào cho rằng nh thế để mẹ chồng con dâu đỡ sung khắc).
Dân tộc Cao Lan cần có lễ tơ hồng đây là nghi lễ rất quan trọng mà một cái áo cho chú rể một khăn nhiễu cho cô dâu, hai chén rượu trong mỗi chén có mét lóc chiếc nhẫn bạc, sau khi ông mối đã làm phép " tương tự" cô dâu chú rể đứng trước bàn thờ tổ tiên nhận mỗi người một chén rượu uống một hợp và đeo chiếc nhẫn đó vào tay (theo quan niệm xưa thì chén rượu đó đã có bùa phép tương tự" đó là bùa yêu mà uống vào sẽ yêu nhau suốt đời.
Trong khi nhà trai đang ăn uống thì người đại diện nhà gái đem chân màn, quần áo và những thứ cha mẹ cho con gái đi lấy chồng đến giao cho nhà trai (ở đây cũng gần giống nh người Tày).
Đêm hôm đó phù dâu ngủ lại cùng cô dâu. Gà gáy hôm sau " pá thíp" (người nhà trai đi đại diện) dắt cô dâu xuống giếng lấy một ống bưởng nước mang về nhà đun, sau đó xin phép bố mẹ chồng cùng phù dâu về nhà bố mẹ
đã để lại mặt. Đôi vợ chồng về nhà ngoại làm bễ lại mặt và ngủ lại một đêm, sáng hôm sau đôi vợ chồng xin phép ra về và chuẩn bị đang nhà ông mối.