Hiện tượng đa thê:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang (Trang 29)

Tuy chế độ một vợ một chồng bền vững, những vẫn bị vi phạm hiện tượng đa thê, hiện tượng đa thê chủ yếu xảy ra với gia đình không có con trai người không có con trai thường có ý định cưới vợ lẽ và người phụ nữ buộc phải thừa nhận điều đó là chính đáng, không những thế mà còn có nhiệm vụ tìm hỏi vợ lẽ cho chồng, nhưng phần lớn những trường hợp này rơi vào tầng lớp trên, nhất là những kẻ có quyền thế, còn trong nông dân lao động thì thường nhận con của anh chị em trai về nuôi và phải được coi như con đẻ. Bất đắc dĩ họ mới phải nhận con nuôi họ khác.

Tính phụ quyền rất rõ nh vậy, nên sau khi kết hôn, người Tày chủ yếu là cư trú bên nhà chồng nhưng vẫn có thể có trường hợp bên nhà gái không có con trai, thì mới cưới rể đời cho con gái.

* Trang phục ngày cưới:

Lễ cưới là một ngày trọng đại nhất của một cuộc đời vì thế trang phục của cô dâu và chú rể cũng phải chuẩn bị rất đẹp cho ngày hôm Êy.

Hôm đấy, cô dâu mặc lên người mét bộ đồ đẹp nhất, cô dâu mặc áo dài kéo cài khuy, áo dài là lụa hoa màu đen áo trong lụa màu trắng, mặc quần lụa và có thắt lưng dài màu đen. Chân quấn xà cạp màu trắng, đầu vấn khăn mỏ quạ,

đội ô mà chú rể đội sang, đi dép. Nếu nhà nào giàu có thì cô dâu có thêm bộ xà tích và một đôi hoa tai bằng bạc trắng hoặc vàng, tay đeo vàng bạc, trong bé xà tích có con dao nhá. Có bộ cắt móng tay và cái để ngoáy lỗ tai. Bà đưa dâu mặc giống cô dâu và phù dâu cũng mặc vậy.

chú rể mặc áo đơn giản hơn: áo dài đen cài khuy ngang, quần vải trắng, đầu chít khăn xếp, chân đi dép, không đeo gì cả, quan làng và phù rể mặc như chú rể.

*) Quan làng:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w