- Nhận xét tiết học
Bài 33: TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Thờ
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình ảnh trong bài 33 SGK
_GV và HS sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:Thờ Thờ
i gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH
1’ 14’
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với các tranh,
ảnh sưu tập được _Mục tiêu:
+HS biết phân biệt các tranh, ảnh mô tả cảnh trời nóng với các tranh, ảnh mô tả cảnh trời rét.
+Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét _Cách tiến hành:
*Bước 1: _Chia nhóm
_GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh, ảnh về trời nóng, những tranh, ảnh về trời rét
*Bước 2:
_GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem
_Chia HS trong lớp thành 3 đến 4 nhóm
_HS phân loại tranh, ảnh trời nóng, trời rét
_Lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng)
_Mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét)
-Sưu tầm tranh, ảnh
11’
những tranh, ảnh về trời nóng đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. _GV cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi: +Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). +Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét).
Lưu ý: Ở những vùng quanh năm nóng, đôi khi trời chỉ hơi lạnh, GV sẽ giúp các em biết cảm giác cơ thể khi trời rét.
Kết luận:
-Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi … Người ta thường mặc áo quần ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ trong phòng …
-Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai óc. Người ta cần phải mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm … Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng
Hoạt động 2: Trò chơi “ Trời nóng,
trời rét”
_Mục tiêu: HS hình thành thói quen ăn mặc phù hợp với thời tiết.
_Chuẩn bị: Một số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng: quần, áo, khăn, mũ, nón và các đồ dùng khác dùng cho mùa hè và mùa đông
_Cách tiến hành: *Bước 1:
_GV nêu cách chơi:
+Cử một bạn hô “Trời nóng”. Các bạn tham gia sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng
+ Cũng tương tự như thế với trời rét …
+ Ai nhanh sẽ thắng cuộc. *Bước 2:
_GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm
_HS thảo luận -Tấm bìa có ghi tên đồ dùng
3’
1’
lên chơi tuỳ theo số lượng các đồ dùng chuẩn bị được
Kết luận:
-Trang phục sẽ bảo vệ dược cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi …
2.Củng cố:
GV yêu cầu HS giở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi một số HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 34 “Thời tiết”
_HS chơi theo nhóm
_HS thảo luận câu hỏi:
+Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? HS mở SGK _Một số HS đọc và trả lời câu hỏi -SGK Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 34: THỜI TIẾT
I.MỤC TIÊU:
HS biết:
_Thời tiết luôn luôn thay đổi
_Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thay đổi của thời tiết _Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình ảnh trong bài 34 SGK
_GV và HS đem đến lớp tất cả các tranh, ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước _Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm
_Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Thời Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH
2’
12’
10’
1.Giới thiệu bài:
_GV yêu cầu HS kể tên một số hiện tượng của thời tiết mà các em đã được học. Sau đó, hỏi HS xem các em còn biết những hiện tượng nào khác của thời tiết? _GV kết luận:
+Các hiện tượng về thời tiết đã học: nắng, mưa, gió, nóng, rét
+Các hiện tượng khác của thời tiết mà HS quan sát được trong thực tế: bão, sấm, chớp …
Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh
sưu tầm được _Mục tiêu:
+HS biết sắp sếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi
+Biết nói lại những hiểu biết về thời tiết với các bạn.
_Cách tiến hành: *Bước 1:
_GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi. _HS bàn với nhau về cách sắp xếp những
tranh, ảnh các em sưu tầm và dán vào giấy khổ to để thể hiện thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: trời lúc nắng, lúc mưa; trời lặng gió, có gió …
*Bước 2 :
GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
_Mục tiêu:
+HS biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. +Ôn lại sự cần thiết phải mặc phù hợp với
thời tiết.
_Cách tiến hành: +GV nêu câu hỏi:
-Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, rét …) ?
_Kể tên một số hiện tượng của thời tiết
_Chia nhóm
_Xếp tranh mô tả các hiện tượng của thời tiết
_Các nhóm trình bày sản phẩm
-Tranh sưu tầm
5’
1’
-Em mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét?
……
GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận:
-Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do có các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên tivi.
-Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
2.Củng cố:
GV cho HS chơi trò chơi “dự báo thời tiết”
_Cách chơi: Tương tự như trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Chỉ khác người quản trò phải nói được nhiều dấu hiệu của thời tiết hơn, không đơn thuần chỉ làtrời nắng, trời mưa.
Ví dụ: Hôm nay trời nhiều mây, có lúc có mưa … Các HS khác tham gia chơi sẽ phải lắng nghe và phản ứng nhanh, cầm đúng đồ dùng phù hợp với lời hô của bạn.
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 35 “Ôn tập: Tự nhiên”
Thứ ,ngày tháng năm 200