BÀI 30: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA

Một phần của tài liệu TNXH LOP ! (Trang 72)

II I HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Thờ

BÀI 30: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA

I.MỤC TIÊU:

Giúp HS biết:

_Những dấu hiệu chính của trời mưa, trời nắng

_Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa

_Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

_Các hình ảnh trong bài 30 SGK

_GV và HS sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng trời mưa

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:Thờ Thờ

i gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH

1’

14’

1.Giới thiệu bài:

Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa

Hoạt động 1: Làm việc với những

tranh ảnh về trời nắng, trời mưa _Mục tiêu:

+HS nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa

+HS biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa

_Cách tiến hành: *Bước 1:

_Chia nhóm

_GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa

_Trước hết, lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nắng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh về trời nắng mà nhóm đã xếp riêng). Sau đó một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời nắng cho cả nhóm nghe

_Tiếp theo, lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời mưa (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh về trời mưa). Sau đó, một vài bạn

_Chia lớp thành 3 đến 4 nhóm

_Các nhóm phân loại tranh về trời nắng, trời mưa

_HS nêu dấu hiệu trời nắng, trời mưa

-Tranh ảnh

8’

6’

nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời mưa *Bước 2:

GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, mưa đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp

Kết luận:

-Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo …

-Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt Trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời …

Lưu ý: Nếu HS không sưu tầm được tranh, ảnh các em sẽ quan sát các hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi: +Hình nào cho biết trời nắng? Hình nào cho biết trời mưa? Tại sao bạn biết?

Hoạt động 2: Thảo luận

_Mục tiêu: HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa _Cách tiến hành:

*Bước 1:

_GV yêu cầu HS tìm bài 30 “Trời nắng, trời mưa” trong SGK

*Bước 2:

_GV gọi một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận.

Kết luận:

-Đi dưới trời nắng, phải đội mũ, nón để không bị ốm (nhức đầu, sổ mũi …) -Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt

2.Chơi trò chơi:

GV cho HS chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”

_Chuẩn bị: Một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón …

_Cách chơi:

+Một HS hô “Trời nắng”, các HS khác

_Giở sách

_Hai HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK: +Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải đội mũ, nón? +Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?

1’

cầm nhanh những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi nắng.

+ …

3.Nhận xét- dặn dò:

_Nhận xét tiết học

_Dặn dò: Chuẩn bị bài 31 “Thực hành: Quan sát bầu trời”

Thứ ,ngày tháng năm 200

BÀI31: THỰC HÀNH : QUAN SÁT BẦU TRỜI

I.MỤC TIÊU:

HS biết:

_Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết

_Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó thành hình vẽ đơn giản

_HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

Bút màu, giấy vẽ (Vở bài tập TN – XH 1 bài 31)

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC:Thờ Thờ

i gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH

14’

14’

Hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát bầu trời.

Hoạt động 1: Quan sát bầu trời

_Mục tiêu: HS biết quan sát, nhận xét và biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây

_Cách tiến hành: *Bước 1:

_GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát

+Quan sát bầu trời:

-Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt Trời và những khoảng trời xanh không?

-Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây? -Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?

+Quan sát cảnh vật xung quanh:

-Sân trường, cây cối, mọi vật … lúc này khô ráo hay ướt át?

-Em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc những giọt mưa rơi) không?

*Bước 2:

_GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. (Cho HS đứng dưới bóng mát nếu trời nắng, Cho HS đứng ngoài hành lang hay dưới hiên để quan sát nếu trời mưa) GV lần lượt nêu từng câu hỏi trên và chỉ định một số HS trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được

*Bước 3:

_Sau khi học sinh thực hành quan sát, GV cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi:

+Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?

Kết luận:

-Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa …

Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật

xung quanh

_Mục tiêu: HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh

_Cách tiến hành: *Bước 1:

Các em lấy giấy (vở bài tập) và bút màu đã đem theo để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. (GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình)

_Ra sân và quan sát bầu trời theo gợi ý của GV

_Vào lớp và thảo luận theo câu hỏi gợi ý

_Thực hành vẽ bầu trời

_Lấy vở và vẽ

-Ra sân

-Vở BT

1’

*Bước 2:

_Sau khi HS vẽ xong, GV yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh

_GV sẽ chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp

2.Nhận xét- dặn dò:

_Nhận xét tiết học

_Dặn dò: Chuẩn bị bài 32 “Gió”

_Giới thiệu tranh của bản thân

TUẦN 32

Một phần của tài liệu TNXH LOP ! (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w