Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cầu (Trang 63)

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẦU

3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp

Tại LVS Cầu còn tồn tại một số mặt cần khắc phục:

trường lưu vực sông Cầu nói chung và môi trường nước LVS Cầu nói riêng đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt của các trọng điểm như các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến khoáng sản, các khu đô thị,…

•Cảnh quan, sinh thái lưu vực sông Cầu đang bị suy thoái: Cảnh quan, sinh thái khu vực bị suy thoái, rừng bị chặt phá, đất canh tác bị thoái hóa, cảnh quan thiên nhiên bị biến dạng. Nhiều moong khai thác chưa được hoàn thổ và san lấp trở lại. Lòng sông bị khai thác cát, sỏi bừa bãi gây sạt lở bờ…

•Công trình hạ tầng cơ sở, hệ thống cấp thoát nước khu vực thiếu, không đồng bộ và đang bị xuống cấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường lưu vực, đặc biệt là môi trường nước.

•Hoạt động quản lý LVS Cầu mang tính phức tạp và đa dạng do rộng về diện tích và đông dân cư: Phạm vi không gian của các lưu vực nói chung và LVS Cầu nói riêng thường rộng và mang tính liên vùng (về lãnh thổ, địa hình) …Sông Cầu chảy qua 6 tỉnh phía Bắc (Bắc Kan, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Vĩnh Phúc) với tổng diện tích trên 15.000 km2 trong đó diện tích lưu vực là 6.030 km2. Việc quản lý LVS không đơn giản do tính phức tạp, tính đa dạng giữa các khu vực, các tỉnh khác nhau như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, sự chênh lệch về nhận thức BVMT của cộng đồng, năng lực quản lý nhà nước về BVMT không đồng đều,…

•Thiếu thể chế, chính sách quản lý LVS Cầu: Một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý BVMT lưu vực sông nói chung đã được ra đời song vẫn chưa có hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân là do việc xây dựng thể chế, chính sách quản lý LVS Cầu, trong đó có TNN chưa dựa vào các nguyên tắc cơ bản như: Chỉ đạo thống nhất, quản lý chung của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường, phù hợp với địa phương, có sự tham gia của cộng đồng.

lý Nhà nước về BVMT sông Cầu, trong đó có MT nước. Nhiều bộ, ngành hiện đang cùng tham gia bảo vệ môi trường LVS Cầu song trách nhiệm vẫn còn chồng chéo gây hạn chế hiệu quả quản lý ở các cấp khác nhau.

•Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Quản lý tổng hợp môi trường LVS Cầu chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế: Ban quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông Cầu đã được hình thành với một số quy định ban đầu về trách nhiệm và quyền hạn. Tuy nhiên nhiều nội dung có liên quan chưa được thực thi có hiệu quả do nhiều yếu tố tác động (thiếu các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm, thiếu nguồn kinh phí hoạt động, năng lực quản lý chưa được chuẩn bị chu đáo, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động quản lý còn thiếu).

•Phương pháp tiếp cận hành động nhằm BVMT lưu vực sông Cầu là quản lý tổng hợp tài nguyên nước chưa được xác định rõ ràng: Mục tiêu của hành động là kết hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên có liên quan nhằm phát huy tối đa những lợi ích kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại tới tính bền vững của các hệ sinh thái. Thực tế cho thấy, phương pháp tiếp cận hành động QL THTNN chưa được xác định rõ ràng. Đây chính là một trong những vấn đề bức xúc môi trường chính cần quan tâm và giải quyết.

•Nhận thức sai lệch về nguồn tài nguyên nước: Nhận thức sai lệch về nguồn nước đang là vấn đề tồn tại ở các LVS đặc biệt là đối với LVS Cầu. Khi chưa coi nước là loại hàng hóa kinh tế và chưa có được nhận thức đúng về giá trị của tài nguyên nước thì việc sử dụng nước còn bừa bãi, thiếu trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ nguồn tài nguyên, gây ra sự thiếu công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cầu (Trang 63)