Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp

Một phần của tài liệu Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cầu (Trang 50 - 51)

Mặc dù trong những tập niên gần đây chính phủ đã có chính sách đầu tư cung cấp nước sạch nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân nghèo. Người dân sinh sống trong khu vực nông thôn và vùng núi cao không được tiếp cận với hệ thống nước sạch hoặc thiếu nước cho sinh hoạt. Giữa các nhóm có thu nhập khác nhau, mức độ được tiếp cận với nước sạch cũng khác nhau. Ví dụ, tại đồng bằng sông Hồn, chỉ có hơn 50% số dân nghèo được tiếp cận với nguồn nước sạch, trong khi đó tỷ lệ này là hơn 90% ở nhóm người dân có thu nhập cao. Tỷ lệ này ở các vùng khác còn thấp hơn nhiều.

cao hơn nhưng với những người dân nghèo, khả năng tiếp cận với nước sạch vẫn rất hạn chế.

Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch trung bình toàn quốc năm 2005 là 66%, trong khi đó tỉ lệ này ở LVS Cầu là 61%.

Chi phí đầu tư một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho một hộ gia đình thường cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân và mức sống của người dân nông thôn. Do đó, phần lớn người dân nông thôn khai thác và sử dụng trực tiếp nước sông hoặc các thủy vực xung quanh phục vụ cho sinh hoạt. Một khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì đây chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của người dân tại các tỉnh thuộc LVS hiện nay, đặc biệt là các tỉnh phía hạ lưu.

Tất cả những điều vừa trình bày ở trên đã cho thấy tác động mạnh và trực tiếp của nước sông bị ô nhiễm tới việc cấp nước cho người dân tại ba LVS hiện nay, đặc biệt là người dân nông thôn và người nghèo.

Một phần của tài liệu Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cầu (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w