Ninh) của sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ tương đối nghiêm trọng (hình 2.7).
Hình 2.7Diễn biến BOD5 tại đoạn sông Cầu qua Bắc Giang, Bắc Ninh trong các năm 2004 và 2005
Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường, 2005
Đoạn cuối sông Cầu tại Phả Lại, nước sông có nhiều váng dầu do hoạt động giao thông đường thủy. Vùng hạ lưu của lưu vực sông còn tiếp nhận nước của sông Cà Lồ tại Bắc Giang và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh. Trong đó, ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê là vấn đề đáng lưu ý, góp phần làm gia tăng ô nhiễm nước trong lưu vực.
Sông Cà Lồ chảy qua nhiều khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và một số phần của thành phố Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh). Nước sông có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do nước thải sinh hoạt, đô thị, du lịch và ô nhiễm dầu mỡ từ chất thải công nghiệp. Hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng cũng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A. Ô nhiễm dầu mỡ thể hiện rõ tại điểm cầu Lò Cang, Bình Xuyên.
Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực sông Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề trải suốt từ Đông Anh (Hà Nội) cho đến cống Vạn An của Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn, Yên
Phong trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Dọc hai bên bờ sông có nhiều làng nghề chế biến thực phẩm , chăn nuôi gia súc, tái chế giấy, phế liệu, cơ khí…Hầu hết nước thải của các làng nghề này đều thải trực tiếp vào sông. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn TCVN 5942-1995 loại A hàng chục lần.
Hình 2.8 Diễn Biến COD tại sông Ngũ Huyện Khê qua các năm 2004 và 2005
Nguồn : Cục Bảo vệ môi trường