CHƯƠNG VIII KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic hiện đại từ tinh bột sắn với năng suất 3820 tấn (Trang 76)

- Vỏ máy hoàn toàn chế tạo bằng inox, hình dáng đẹp.

CHƯƠNG VIII KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

LƯỢNG SẢN PHẨM

8.1. Mục đích của việc kiểm tra sản xuất

Mục đích của việc kiểm tra sản xuất là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy.

Quá trình kiểm tra được thực hiện một cách có hệ thống từ khâu nguyên liệu, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, thao tác của công nhân đến khâu thành phẩm.

Các quá trình kiểm tra trên đều phục vụ mục đích đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm, về tất cả các mặt như: giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan, không độc hại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra nguyên liệu đầu vào + Kiểm tra các công đoạn sản xuất + Kiểm tra thành phẩm.

Kiểm tra sản xuất giúp ta đánh giá được tình hình hoạt động của nhà máy, đề ra biện pháp và kế hoạch hợp lý. Đồng thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh hoặc có biện pháp cải tiến kỹ thuật để nhà máy hoạt động hiệu quả hơn.

Nhà máy có phòng kiểm tra kỹ thuật, mạng lưới kiểm tra ở các phân xưởng và từng bộ phận.

8.2. Kiểm tra nguyên liệu

Khi thu nhận tinh bột và trong quá trình bảo quản ta phải kiểm tra các chỉ tiêu sau:

- Màu sắc: trắng, mịn

+ Tạp chất kim loại, đá sỏi + Sâu mọt, côn trùng, nấm mốc

+ Phải đảm bảo tỉ lệ tinh bột cao từ 83÷88% là tốt.

Quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sự biến đổi khác thường so với chỉ tiêu chất lượng đặt ra, phải báo cho bộ phận có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời và kiểm tra lại kho, xilô chứa.

8.3. Kiểm tra độ trong, màu sắc và chỉ tiêu vi sinh của nước sau khi xử lý

- Nước phải đảm bảo trong suốt không có mùi vị lạ, không có vi sinh vật gây bệnh,...

- Kiểm tra độ cứng, pH và độ oxy hóa của nước. Độ cứng cho phép dao động trong khoảng từ 5-6 mg đương lượng/l, pH của nước 6,8-7,2, độ oxy hóa ≤2mg.

8.4. Kiểm tra các công đoạn sản xuất8.4.1. Công đoạn pha chế dịch lên men 8.4.1. Công đoạn pha chế dịch lên men

Kiểm tra quá trình đúng nồng độ cần thiết để quá trình lên men không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chủng vi sinh vật, làm ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi.

8.4.2. Công đoạn thanh trùng và làm nguội

Quá trình lên men axit glutamic rất dể bị nhiễm tạp bởi trực khuẩn, nên hết sức chú ý đến công đoạn này, nếu bị nhiễm tạp sẽ sinh ra một số chất lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

8.4.3. Công đoạn giữ giống và nhân giống

Công đoạn giữ giống và nhân giống cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Giống không bị thoái hoá trong suốt quá trình lên men.

- Không tạp nhiễm bởi một số vi sinh vật lạ.

- Cấn đảm bảo đủ số lượng giống cho quá trình lên men. - Có thể cất giữ được trong một thời gian nhất định.

8.5. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm

Acid glutamic phải đảm bảo các chỉ tiêu hoá lý sau: - Tinh thể màu trắng sáng, các hạt đều nhau. - Phân tử lượng 147,13

- Độ ẩm đạt 0,4 - 0,5 .

- Nhiệt độ nóng chảy là 247 – 2490 C

- Tan hoàn toàn trong nước, không tan trong cồn, ete và một số dung môi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic hiện đại từ tinh bột sắn với năng suất 3820 tấn (Trang 76)