a. Phỏng vấn cán bộ trạm
1, Mục tiêu
Chị có gặp khó khăn gì về quản lý những phụ nữ mang thai không ?
Chỉ tiêu của trung tâm y tế giao xuống, Trạm có phải thay đổi gì để đáp ứng chỉ tiêu đó không ?
2, Đối tượng
Những phụ nữ mang thai trong xã thường ở độ tuổi nào ?nghề nghiệp của những phụ nữ mang thai là gì ?
3, Nội dung
Trạm có những chương trình gì dành cho phụ nữ mang thai ? các chương trình đó có được sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ phía các ban ngành trong xã không ?
Hội phụ nữ , ban dân số và kế hoạch hóa gia đình có giúp đỡ gì trong việc vận động những phụ nữ mang thai đi khám khai đều đặn không ?
Những phụ nữ mang thai đến khám có được phát sổ theo dõi tại nhà không ? Phụ nữ mang thai đi khám có phải trả lệ phí khám thai không ? họ đi khám bằng thẻ bảo hiểm hay tự nguyện ?
4, Nhân lực
Chị đã gặp khó khăn gì trong việc quản lý hơn 150 phụ nữ mang thai ? và chị đã khắc phục bằng cách nào ?
5, Thu thập số liệu
Tên sổ chị lưu giữ những phụ nữ mang thai đến khám là gì ?
Chị có so sánh giữa sổ mình ghi với sổ khám thai tại nhà của những phụ nữ mang thai không ?
b. Phỏng vấn cộng đồng
Chị bao nhiêu tuổi rồi ?chị có thai mấy tháng rồi ? chị đã đi khám thai mấy lần rồi ?
có ai tư vấn cho chị khi đi khám thai ở Trạm không ? chị có phải trả tiền cho mỗi lần khám thai không ? chị đi khám theo bảo hiểm y tế hay tự nguyện ? chị có phải mang theo giấy tờ gì khi đi khám không ? khi đi khám chị được tư vấn những gì ?
chị có tham gia các chương trình tập huấn dành cho phụ nữ mang thai do trạm hay trung tâm y tế tổ chức không ?
Phụ lục 14: Đặc điểm nổi bật của hệ thống CHILILAB
Hệ thống CHILILAB được hình thành và phát triển từ những năm đầu của chương trình đào tạo YTCC, hiện nay đang là thành viên của tổ chức INDEPTH, hệ thống thực địa của các nước đang phát triển trên thế giới, thể hiện được sự hoà nhập quốc tế trong lĩnh vực YTCC.
Hệ thống CHILILAB được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và chuyên sâu về lí thuyết và thực hành, nâng cao năng lực cho cán bộ, đồng thời xây dựng chính sách phù hợp. Hệ thống CHILILAB được triển khai trên toàn bộ 3 thị trấn và 4 xã (xã Văn An, xã An Lạc, xã Hoàng Tiến, xã Lê Lợi, thị trấn Sao Đỏ, thị trấn Phả Lại, thị trấn Bến Tắm) trong khu vực từ tháng 6 năm 2004. Cơ sở thực địa có bản chất là hệ thống giám sát dân số và dịch tễ học có sự điều tra thường xuyên tại cộng đồng (DESS – Demographic Epidemiology Social System), tập trung vào các vấn đề chính như sức khoẻ vị thành niên, chấn thương, các bệnh không truyền nhiễm tại cộng đồng. Nó cũng làm nền cho việc triển khai các nghiên cứu YTCC đặc thù, chuyên sâu.
1. Những lợi ích của hệ thống
1. Đối với nhà trường:
+ Thu thập các thông tin chính xác, gắn chặt lý thuyết hàn lâm với thực tế tại cộng đồng.
+ Làm nền tảng cho thiết kế và triển khai các nghiên cứu đặc thù qua các bộ số liệu.
+ Tăng cường đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường đồng thời tăng cường uy tín quốc tế trong nghiên cứu YTCC.
2. Đối với cơ sở:
+ Tăng cường năng lực quản lí, triển khai các hoạt động nghiên cứu của cán bộ quản lí địa phương.
+ Tăng cường năng lực cán bộ của địa phương trong các hoạt động thu thập,
phân tích sử dụng thông tin cho hoạt động chăm sóc sức khỏe.
+ Góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân địa phương trước những vấn đề được
xác định.
2. Mục tiêu chung
Giám sát tình hình dân số, sức khỏe, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đào tạo YTCC chuyên sâu và làm nền nền tảng cho việc hình thành các chính sách nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng và uy tín quốc tế của hệ thống Y tế công cộng Việt Nam thông qua xây dựng và duy trì lâu dài hệ thống giám sát dân số - dịch tễ học.
3. Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng hệ thống giám sát dân số, dịch tễ học về bệnh tật và tử vong theo
chu kì tại huyện Chí Linh – Hải Dương
+ Xác định các mô hình và xu hướng bệnh tật, tử vong của cộng đồng dân cư huyện theo từng thời kì và dọc theo thời gian.
+ Cung cấp số liệu về tình trạng sức khỏe vị thành niên, chấn thương và các hành vi, yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề sức khỏe trên tại huyện Chí Linh.
+ Thử nghiệm các chiến lược can thiệp sức khỏe cộng đồng trong từng thời kì làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách y tế tại cơ sở và trên diện rộng
+ Cải thiện quy trình thu thập, phân tích và sử dụng số liệu tại cộng đồng một cách xác thực và có hiệu quả (từ khâu thu thập đến triển khai và đánh giá các hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu đã được thu thập).
+Nâng cao năng lực cán bộ chuyên ngành YTCC thông qua triển khai các nghiên cứu luận văn tiến sỹ, thạc sỹ YTCC trên nền của hệ thống giám sát.
+Nâng cao uy tín quốc tế của nhà trường thông qua các hoạt động trao đổi nghiên cứu và đào tạo YTCC với các sinh viên, chuyên gia, và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu YTCC trên thế giới.
4. T hông tin thu thập chính :
Thông tin chung về dân số, kinh tế, văn hoá, xã hội, hôn nhân, thai sản, sinh đẻ.
Tình hình bệnh tật, tử vong, chấn thương.
Modul đặc thù cho vấn đề sức khoẻ vị thành niên và các nghiên cứu chuyên biệt.
Hệ thống giám sát dân số:
- Điều tra cơ bản 2 năm/1lần (chỉ số kinh tế, xá hội cơ bản).
- Điều tra cập nhật: trước 4 tháng/1 lần, hiện tại 6 tháng/1 lần (hôn nhân, thai sản, di cư, bệnh tật, tử vong và nguyên nhân tử vong, chấn thương).
5. Phương pháp
- Thiết kế: Nghiên cứu dọc trên quần thể cố định
- Mẫu: 3 thị trấn (Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm) và 4 xã có tiềm năng phát triển về du lịch và kinh tế của huyện Chí Linh (Lê Lợi, An Lạc, Văn An, Hoàng Tiến).
- Đối tượng nghiên cứu: Hộ gia đình và các thành viên hộ gia đình (đối tượng nghiên cứu cụ thể cho các nghiên cứu ghép).
- Các nhóm biến chính: thông tin chung về văn hóa – xã hội; hôn nhân, thai sản và sinh đẻ; tình hình bệnh tật tử vong; tình hình chấn thương; module đặc thù liên quan đến sức khỏe vị thành niên; một số chủ đề nghiên cứu khác…
6. Quy trình thực địa
Cơ sở thực địa Chí Linh hoạt 4 động trong nhiều năm và thông tin của hệ thống được thu thập theo quy trình: Điều tra cơ bản (2 năm một lần) và Cập nhật định kỳ (6 tháng một lần, trước là tháng một lần).
5.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Văn phòng điều phối Ban điều hành Chủ tịch xã/thị trấn Trưởng thôn Cộng đồng Giám sát viên
Điều tra viên Văn phòng điều phối Chililab tại Chí Linh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhập môn Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, 2004
2. Nhân học Y tế ứng dụng và phương pháp nghiên cứu định tính, Trường Đại học Y tế công cộng, 2003
3. Tổ chức, quản lý và chính sách y tế, Trường Đại học Y tế công cộng, 2006 4. Quản lý các chương trình Y tế quốc gia, Trường Đại học Y tế công cộng, 2004 5. Y học xã hội và tổ chức y tế, Tổng hội Y học Việt Nam, 2007