Chi phí quan hệ giao dịch tìm kiếm việc làm của Công ty rất lớn nhưng hầu hết các công trình đó chưa ký được hợp đồng, chưa có giá trị sản lượng nên Công ty treo các chi phí đó vào bên Nợ TK 142 "Chi phí trả trước ". Trong khi các công trình Công ty thi công thường kéo dài trên một năm, Công ty nên hạch toán các khoản chi phí này vào TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính và mở sổ theo dõi chi tiết của TK242 với từng khoản chi phí trả trước đó.
Khi có chi phí quan hệ giao dịch, Kế toán căn cứ số tiền thanh toán, ghi: Nợ TK 242 (chi tiết liên quan)
Có TK 111, 112 ... Cuối kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có TK 242
Bên cạnh đó Công ty nên mở thêm sổ chi tiết giá thành từng CT, HMCT sau đó mới vào sổ giá thành tổng hợp theo kỳ kế toán.
toán
3.2.7.Về tài khoản Kế toán
Đối với TK 154 "Chi phí SXKD dở dang", TK này đang được mở chi tiết như sau:
- TK 154 - Đội xây dựng 01. - TK 154 - Đội xây dựng 02.
...
- TK 154 - Đội xây dựng 12.
Vậy Công ty nên quy định cụ thể các TK cấp 2 tương ứng với từng đội xây dựng:
- TK 1541: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 01. - TK 1542: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 02. - TK 1543: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 03. - TK 1544: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 04. - TK 1545: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 05. - TK 1546: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 06. - TK 1547: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 08. - TK 1548: Chi phí SXKD dở dang của đội xây dựng 12.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, đặc biệt là trong ngành xây dựng cơ bản việc cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính cho khối văn phòng nhưng chưa cài đặt phần mềm kế toán. Vậy Công ty nên cài đặt phần mềm kế toán. Bởi vì với hình thức kế toán thủ công mà Công ty đang áp dụng không đáp ứng yêu cầu về quản lý, giảm bớt khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí văn phòng, thời gian cho nhân viên kế toán và không đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng. Trong khi đó phần mềm kế toán trên thị trường đang được bán rông rãi, giá cả lại phù hợp với tình hình tài chính của Công ty, sẽ làm giảm bớt được nhiều thao tác và thời gian trong quá trình hạch toán, cung cấp được thông tin một cách nhanh nhất.Và để cho phù hợp với việc sử dụng kế toán máy công ty nên áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức chứng từ – ghi sổ vì hệ thống sổ nhật ký chứng từ công ty đang áp dụng quá cồng kềnh trong khi quy mô hoạt động của công ty còn nhỏ .
toán
Kết luận
Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán phức tạp song lại rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán ở các doanh nghiệp xây dựng. Đó cũng là điều kiện giúp các doanh nghiệp xây dựng phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong doanh nghiệp xây dựng, việc tính giá thành chính xác đòi hỏi việc tập hợp chi phí phải có độ chính xác cao. Các chi phí đó phát sinh liên tục và rất đa dạng. Do vậy, việc tính giá thành thực tế là để xác định ngược lại các khoản chi phí đã bỏ ra sản xuất sản phẩm, tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay không mà từ đó đặt ra được các chỉ tiêu phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ quan điểm trên, trong thời gian thực tập ở Công ty CP Xây dựng số 3 Thanh Hoá bằng cơ sở lý luận đã được học và tình hình thực tế của Công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Xây dựng số 3 Thanh Hoá” chuyên đề tốt nghiệp của em đã trình bày những lý luận chung về hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo chế độ Kế toán hiện hành và sự vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn ở Công ty CP Xây dựng số 3 Thanh Hoá. Bên cạnh đó, chuyên đề còn đề cập tới những ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP Xây dựng số 3 Thanh Hoá.
Thời gian thực tập ở Công ty là cơ hội để em nắm bắt và xâm nhập vào thực tế, củng cố những kiến thức lý luận đã được lĩnh hội ở nhà trường, từ đó có sự so sánh với thực tế. Vì thời gian thực tập không nhiều và trình độ lý luận của em còn hạn chế cho nên dù nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ của các cô chú và anh chị trong phòng kế toán tài chính của Công ty CP Xây dựng số 3 Thanh Hoá, song chuyên đề của em cũng không tránh được những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến thêm của các thầy cô để chuyên đề của em thêm phần hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS-T.S Đặng Thị Loan cùng các cô chú trong phòng Kế toán - Tài chính Công ty CP Xây dựng số 3 Thanh Hoá đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
toán
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS-TS Đặng Thị Loan : Chủ biên - Giáo trình Kế toán . Hà Nội-2005 2. TS.Nguyễn Đăng Hạc: Chủ biên - Hạch toán Kế toán trong xây dựng NXB
Xây dựng, Hà Nội 2001.
3. PTS Phùng Thị Đoan : chịu trách nhiệm biên tập - Hệ thống Kế toán doanh nghiệp xây lắp.. NXB Tài Chính, Hà Nội 1999.
4. PGS, PTS Đặng Văn Thanh : Chủ biên - Vụ chế độ Kế toán/ Bộ tài chính :- Hệ thống Kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính năm 1996, 5. TS. Nguyễn Thị Đông . Đại học KTQD : Chủ biên Lý thuyết hạch toán Kế
toán . NXB tài chính, Hà nội 1999.
6. TS. Nguyễn Văn Công : Chủ biên - Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính.. NXB tài chính, Hà nội 2003.
7. Vũ Huy Cẩm : Chủ biên - Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm:. NXB Thống kê năm 1996.
8. Những điều cần biết về quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản - Bộ xây dựng, năm1995.
9. Quy chế quản lý tài chính đầu tư xây dựng và đấu thầu - NXB Chính trị Quốc gia, năm 1998.
10.Tạp chí Tài chính. 11.Tạp chí Kế toán. 12.Tạp chí Kiểm toán.
toán
Các ký tự viết tắt
Chữ viết tắt Ký hiệu
Bảo hiểm xã hội BHXH
Bảo hiểm y tế BHYT
Chi phí CP
Chi phí sản xuất CPSX
Công cụ dụng cụ CCDC
Công trình CT
Doanh nghiệp DN
Doanh nghiệp nhà nước DNNN
Hạng mục công trình HMCT
Kinh phí công đoàn KPCĐ
Nhân công trực tiếp NCTT
Nhật ký chứng từ NKCT
Người bán NB
Nguyên vật liệu NVL
Nguyên vật liệu trực tiếp NVLTT
Tài khoản TK
Tài sản cố định TSCĐ
Tiền gửi ngân hàng TGNH
Sản xuất SX
Sản xuất chung SXC
Sản xuất kinh doanh SXKD
toán --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ---