. Tổng hợp CHĐBM không ion từ alcol
7.2. Các thành phần chính để sản xuất chất tẩy rửa Các CHĐBM
Các CHĐBM
• CHĐBM có mặt trong tất cả các loại chất tẩy rửa và là nhóm các thành phần tẩy rửa quan trọng nhất. Nhìn chung, CHĐBM là các tác nhân hoạt động bề mặt có thể tan trong nước bao gồm phần kị nước gắn với nhóm ưa nước hay nhóm có chức năng làm tăng tính tan.
• CHĐBM được chia là 4 loại chính gồm CHĐBM anion, cation, không ion và lưỡng tính
• Nhìn chung, khả năng hấp phụ và tẩy rửa tăng khi tăng chiều dài mạch.
• Cấu trúc của nhóm kị nước cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính CHĐBM. Chất HĐBM có ít nhánh trong mạch alkyl thường có tính tẩy rửa tốt nhưng đặc tính thấm ướt kém và ngược lại.
• Sự giảm lượng hấp phụ Q ở cân bằng khi tăng sự phân nhánh hóm của nhóm kị nước
• Mức độ phân nhánh của nhóm kị nước ảnh hưởng mạnh đến hoạt tính của CHĐBM ion hơn so với CHĐBM không ion.
• Số lượng CHĐBM sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa tăng nhanh trong 50 năm gần đay. Nguyên tắc chính cho việc đánh giá hiệu quả của CHĐBM là tính độc và tính thân thiện với môi trường.
• CHĐBM cation và không ion đóng vai trò ngày càng tăng so với CHĐBM anion. Tuy nhiên, chỉ một vài CHĐBM đóng vai trò chính trên thị trường do yếu tố kinh tế. • Có thể thấy sự đa dạng của các chủng loại CHĐBM trong những sản phẩm có mục đích sử dụng giống nhau. Đó là do sự đa dạng của các loại vải sợi, sự khác nhau trong các công nghệ máy giặt, và thói quen sử dụng khác nhau.
• CHĐBM anion là thành phần chính trong chất giặt vải, nước rửa bát và tẩy rửa nói chung.
• CHĐBM không ion nhu alcohol ethoxylate chiếm vị trí quan trọng lớn trong những thập kỉ trước.
• CHĐBM cation chỉ giới hạn sử dụng làm chất xả vải do không tương thích với CHĐBM anion và hiệu quả làm sạch kém.
• CHĐBM lưỡng tính vẫn thiếu vị trí quan trọng trên thị trường Các CHĐBM phù hợp thỏa mãn các đặc tính sau:
+) Hấp phụ chọn lọc +)Tách loại cặn bẩn tốt
+) Ít bị ảnh hưởng bởi nước cứng +) Tính chất phân tán tốt
+) Khả năng chống bám bẩn trở lại +) Tan tốt
+) Hieeuuj quả thấm ướt tốt +) Độ tạo bọt theo yêu cầu
Không mùi +) Ít mầu
+) Ổn định trong bảo quản +) ít độc
+) Thân thiện với môi trường +) Dễ sử dụng
+) Giá cạnh tranh
+) Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu
Các tác nhân làm tăng bọt và chống bọt Độ bền vững của tập hợp bọt
- Bọt được tạo thành do sự phân tán khí trong môi trường lỏng hay rắn trong đó khí chiếm thể tích lớn, chứa tác nhân ổn định.
- Hiện tượng này làm cho bề mặt dung dịch chất tẩy rửa tăng lên. - Chất lỏng nguyên chất không có khả năng tạo bọt.
- Bọt không có dạng hình cầu mà là đa diện. Kích thước bọt khí cỡ mm và trong một số trường hợp có thể lên đến cm
- Dựa vào CMC có thể dự đoán khả năng tạo bọt của CHĐBM nhưng không dự đoán được độ bền bọt
- - Do sự chảy của màng chất lỏng dưới tác dụng của trọng lực, độ bền vững của bọt phụ thuộc vào tính chất của màng bọt do các yếu tố sau quyết định :
- +) Bản chất của chất tạo bọt (CHĐBM cation, anion, không ion, lưỡng tính) - +) Hàm lượng chất tạo bọt
- +) Nhiệt độ
- +) Độ nhớt của dung dịch
- +) pH
- Bọt là dấu hiệu của hoạt động tẩy rửa và mang các cặn bẩn. Các CHĐBM có tác dụng tạo bọt như amide của axit béo, alkanolamide của axit béo, betaine, sulfobetaine, amine oxide.
- - Tuy nhiên, nếu bọt quá nhiều sẽ làm mất các thành phần có hoạt tính. Hơn nữa, lượng bọt lớn làm giảm hoạt động cơ học của quá trình giặt tẩy bằng máy giặt. Nếu quá ít bọt thì hiệu quả giặt tẩy giảm.
- - Các CHĐBM có bọt ổn định là alcohol sulfate, alcohol ether sulfate,
alkylpolyglycoside và alkylglucamide. Ngược lại, các CHĐBM có bọt kém bền như LAS hay SAS.
Các chất phụ gia khác