Bài thực hành 2: Ghép thay giống mới

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chăm sóc nghề trồng vải nhãn (Trang 49)

C. Ghi nhớ

2.2.Bài thực hành 2: Ghép thay giống mới

3. Áp dụng kỹ thuật mới vào cải tạo vườn vải, nhãn

2.2.Bài thực hành 2: Ghép thay giống mới

* Mục đích:

Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc và thành thạo các kỹ năng trong việc ghép cải tạo vườn vải, nhãn bằng các phương pháp ghép phổ biến hiện nay.

* Yêu cầu:

Thực hiện thành thạo các bước công việc, bước đầu hình thành kỹ năng trong việc sử dụng phương pháp ghép hiệu quả nhất (kiểu nêm chẻ lệch) để ghép cải tạo các vườn vải, nhãn.

* Nguồn vật liệu:

Vườn cây mẹ để khai thác mắt ghép.

Vườn vải hoặc nhãn cây làm gốc ghép (Đối tượng tuỳ theo loài cây có ở địa phương).

* Dụng cụ:

Dao ghép, kéo cắt cành.

Đồ dùng để đựng và bảo quản mắt ghép. Dây nilon để buộc mắt ghép.

* Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 học viên.

* Sản phẩm ứng dụng: Vườn cây vải, nhãn đã được ghép đúng kỹ thuật.

Nội dung thực hành

* Chuẩn bị cành ghép, mắt ghép

- Trên cây mẹ đủ tiêu chuẩn chọn cành bánh tẻ, không sâu bệnh nằm lưng chừng tán, quay ra ngoài sáng, có kích tương tự kích thước gốc ghép.

- Dùng kéo sắc cắt đoạn cành đạt tiêu chuẩn có độ dài có 10 - 30cm, vết cắt phẳng không giập nát, xơ xước.

- Cắt bỏ lá sát cuống, hạn chế thoát hơi nước (chú ý không cắt quá sâu sẽ cắt vào mầm ngủ).

- Dùng bẹ chuối tươi, giẻ ẩm bọc cành ghép, mắt ghép để nơi thoáng mát sạch sẽ.

* Chuẩn bị gốc ghép

- Đối với những cây vải, nhãn trên 10 năm tuổi, tán cao phải được đốn trước vụ ghép 3 – 4 tháng, đợi khi các chồi mới đã thành thục thì tiến hành ghép trên các chồi đó. Những cây dưới 10 năm tuổi, tán thấp thì không nhất thiết phải đốn mà ghép trực tiếp lên các đầu cành trên mặt tán.

- Bón phân, tưới nước đủ ẩm trước khi ghép.

* Thao tác ghép (Xem mô đun 01)

- Cắt gốc ghép:

+ Lựa chọn những cành bánh tẻ phân bố đều trên bề mặt tán cây gốc ghép.

+ Dùng kéo cắt ngang cành của gốc ghép ở vị trí thích hợp.

+ Dùng dao sửa lại mặt cắt của gốc ghép bằng 2 mặt nghiêng ngược chiều nhau. Mặt vát lớn nghiêng 300

mặt vát nhỏ nghiêng 450 tạo gốc ghép có dạng đỉnh lệch,

- Cắt đoạn cành ghép:

+ Đoạn cành ghép có từ 3 - 4 mắt dài 6 - 8cm, cắt lại cuống lá sát với mầm của cành ghép.

+ Cắt bỏ phần bị dập, xước ở đầu trên của đoạn cành ghép

+ Đầu dưới của đoạn cành ghép cắt vát hai phía, một cạnh cắt vát dài khoảng 2 cm, cạnh đối diện cắt vát khoảng 0,3 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chẻ gốc ghép:

Đặt lưỡi dao song song với đỉnh hai mặt vát, chẻ gốc ghép từ trên đỉnh xuống sâu khoảng 2 - 2,5 cm, ta sẽ có vết chẻ lệch về một bên.

- Lắp cành ghép:

Lắp cành ghép vào gốc ghép sao cho mặt vát lớn của cành ghép quay về phần nửa chẻ lớn của gốc ghép, và chúng tiếp xúc với nhau.

- Buộc cành ghép:

phép quấn một lượt dây ghép. Nếu quấn nhiều lượt thì chồi ghép sẽ không tự mật mầm được.

* Chăm sóc cây sau ghép

- Thường xuyên kiểm tra, bẻ mầm dại từ khi mới nhú để tránh hao phí dinh dưỡng của cây ghép. Các mầm dại sẽ thường xuyên mọc ra ở vị trí bên dưới cành ghép của gốc ghép.

- Kiểm tra sâu bệnh, nếu có sâu bệnh thì phải tiến hành phun thuốc trừ sâu bệnh để bảo vệ mầm ghép.

- Làm cỏ, bón phân, tưới nước cho cây ghép.

* Cách thức đánh giá:

- Tập trung học viên theo lớp để bình xét về kết quả thực hiện các bước công việc nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép nêm chẻ lệch của từng nhóm.

- Đánh giá cho điểm theo nhóm hoặc từng học viên

C. Ghi nhớ:

- Ba nội dung quan trọng để cải tạo vườn cây vải, nhãn: giống, đất đai, hệ thống tưới tiêu và kỹ thuật canh tác.

- Cần lựa chọn để thay đổi cơ cấu giống, tăng thêm tỷ lệ diện tích giống chín sớm và chín muộn. Lựa chọn các giống có năng suất, chất lượng cao để thay thế các giống năng suất thấp, chất lượng kém.

- Ghép cải tạo là một tiến bộ kỹ thuật mới đang được áp dụng rất thành công để cải tạo vườn nhãn, vải.

- Để tăng tỷ lệ ghép sống, ngoài việc thành thạo thao tác ghép thì cần lưu ý các khâu chuẩn bị gốc ghép, mắt ghép. Đặc biệt là bớt lại một số lượng cành thở thích hợp trên tán cây

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chăm sóc nghề trồng vải nhãn (Trang 49)