Giải pháp về Quản trị chất lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ tại công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Sao Việt (Trang 60)

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì chất lượng dịch vụ là số một, là hàng đầu. Tuy nhiên định hướng chất lượng dịch vụ không phải là người cung cấp ra dịch vụ đó mà chính là người tiêu dùng dịch vụ. Để có được chất lượng dịch vụ tốt cung cấp cho khách hàng theo đúng nhu cầu thì doanh nghiệp phải quản lí chất lượng một cách đồng bộ và hiệu quả. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một nghề khá nhạy cảm, chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người, tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Công ty hiện đang quản lí chất lượng dịch vụ bảo vệ của mình theo tiêu chuẩn ISO 9000, theo tiêu chuẩn này công ty đã xây dựng cho mình một chất lượng dịch vụ bảo vệ khá tốt và đáp ứng

được phần lớn nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu của khách hàng ngày càng cao bởi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì tội phạm ngày càng tinh vi và nguy hiểm, nên để có thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu thì các nhân viên bảo vệ phải có nghiệp vụ tốt, được đào tạo bài bản và phải trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ trong lúc làm việc. Yêu cầu của khách hàng ngày càng khát khe đối với chất lượng dịch vụ bảo vệ. Vì vậy chỉ quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO thì với hiện tại sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường, Sao Việt cần tăng cường quản lý các mặt hoạt động của công ty: vừa tự chủ, vừa phân cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong công việc, quản lí chất lượng đồng bộ từ trên xuống kết hợp với phương pháp từ dưới lên nhằm tạo ra các tác động phức hợp hiệu quả nhất tới chất lượng dịch vụ bảo vệ. Qua các kiến thức đã học và tìm hiểu thêm trên các trang thông tin khác, theo em về quản trị chất lượng dịch vụ bảo vệ tại Sao Việt công ty nên áp dụng phương pháp quản trị chất lượng đồng bộ TQM (Total Quality Management) kết hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. TQM(Total Quality Management) là phương pháp quản lý của một tổ chức-doanh nghiệp, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự cải tiến không ngừng của chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty cũng như tham ra vào lợi ích cho xã hội. Mục tiêu của TQM là không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để thoả mãn ở mức cao nhất cho phép nhu cầu của khách hàng. Theo các chuyên gia chất lượng của Nhật Bản thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng. ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yêú tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành

đại tạo nên sự chuyển biến. Do đó các công ty nói chung và công ty Sao Việt nói riêng nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này. Theo các chuyên gia chất lượng Nhật Bản thì các công ty nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống động bằng TQM. Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Sao Việt đã đi được một nửa chặng đường, bây giờ công ty cần hoà trộn và kết hợp hai hệ thống đó,quản lý tốt và áp dụng đúng hướng sẽ là tiền đề cho sự phát triển không ngừng của công ty. Sau đây là một số đặc điểm của hai phương pháp quản trị chất lượng này:

•Xét tổng thể cả hai đều có chung những nguyên tắc cơ bản quan trọng là nhằm tăng trưởng kinh tế,đem lại lợi ích cho người tiêu dùng,cho tổ chức,cho thành viên trong tổ chức đó và cho toàn xã hội.Cả hai đều quan tâm tới chất lượng nhưng không phải chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà nó đem lại mà còn đề cập tới các vẫn đề xã hội :sức khoẻ, môi trường, an sinh...

•Về bản chất ISO 9000 là phương pháp quản lý "từ trên xuống" tức là quản lý chất lượng từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới công nhân.Còn TQM là phương pháp quản lý "từ dưới lên",ở đó chất lượng được thực hiện nhờ ý thức trách nhiệm,lòng tin cây của mọi thành viên của doanh nghiệp.

•ISO 9000 dựa vào hệ thống văn bản trên cơ sở các hợp đồng và quy tắc đề ra.Còn các nhà quản lý theo TQM thường coi hợp đồng chỉ là hình thức bên ngoài mà quan tâm nhiều tới yếu tố chủ quan.Tinh thần trách nhiệm và lòng tin cậy được đảo bảo bằng lời nói thể hiện ở chất lượng mà không có bằng chứng.

•ISO 9000 nhấn mạnh đảm bảo chất lượng trên quan điểm người tiêu dùng còn TQM đảm bảo chất lượng trên quan điểm của người sản xuất.

•ISO 9000 được coi như "giấy thông hành" để đi tới chứng nhận chất lượng.Thiếu sực đánh giá và công nhận theo hệ thống thì doanh nghiệp sẽ khó tham gia vào guồng lưu thông thương mại quốc tế.Tuy nhiên sự tham gia này không nhất thiết dẫn tới lợi nhuận, trừ trường hợp trình độ cạnh tranh về chất lượng và giá của doanh nghiệp cao hơn đối thủ. TQM giúp tăng cường cạnh tranh có lãi bằng mọi hoạt động trong toàn doanh nghiệp với sự giáo dục đào tạo thường xuyên.

•ISO 9000 cố gắng thiết lập mức chất lượng sau đó duy trì chúng.Còn TQM thì không ngừng cố gắng cải tiến chất lượng sản phẩm.

•ISO 9000 xác định rõ trách nhiệm về quản lý về đảm bảo chất lượng việc thực hiện và đánh giá chúng.Còn TQM không xác định các thủ tục nhưng khuyến khích từng hãng tự phát triển chúng để thúc đẩy điều khiển chất lượng tổng hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ tại công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Sao Việt (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w