Đánh giá tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ thuộc

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 30 - 32)

ngành công nghiệp điện tử Việt Nam thông qua mô hình chuỗi giá trị.

Mô hình chuỗi giá trị (value - chain) của một ngành công nghiệp

Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm hay dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng.

Mỗi một công đoạn trên tùy theo tính chất của hàng hóa và các loại dịch vụ mà có một hệ thống các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp, dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu.

Sau đây là sơ đồ minh họa chuỗi giá trị: Giá trị gia tăng

R&D Product Assemply Distribution Marketing Design And

Hình 2.3: Chuỗi giá trị của một ngành công nghiệp

(Nguồn : Kenichi Ohno - Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaixia và Nhật Bản)

Chuỗi giá trị toàn cầu có 2 dạng liên kết kinh tế quốc tế. Đó là hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do nhà sản xuất chi phối (global value chain driven by producer) và hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường hay người mua chi phối (global value chain driven by marketer). Trong chuỗi giá trị toàn cầu do nhà sản xuất chi phối, các doanh nghiệp sản xuất lớn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất (bao gồm cả các liên kết ngược chiều và xuôi chiều). Đây chính là các ngành thâm dụng vốn và công nghệ cao như ô tô, máy bay, máy vi tính, chất bán dẫn và chế tạo máy. Vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị này thuộc về các công ty đa quốc gia và lợi nhuận sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô, số lượng và sự vượt trội về công nghệ.

Chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường hoặc người mua chi phối bao gồm các nhà bán lẻ lớn, các nhà marketing, các nhà sản xuất có thương hiệu mạnh có vai trò then chốt trong việc hình thành mạng lưới sản xuất tập trung xuất khẩu khác nhau trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mô hình này là đặc trưng của các ngành thâm dụng lao động, sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giầy, đồ chơi và điện dân dụng. Trong hệ thống này các nhà thầu của thế giới thứ ba chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với đặc tính rõ ràng. Chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối trái ngược với chuỗi giá trị toàn cầu do nhà sản xuất chi phối là do chuỗi giá trị này được đặc trưng bởi cạnh tranh mạnh và hệ thống các nhà máy sản xuất tập trung toàn cầu với rào cản nhập ngành thấp. Các công ty có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu, hơn nữa họ còn tác động đến lợi nhuận là bao nhiêu trong mỗi giai đoạn trong chuỗi giá trị. Cũng

trong chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối lợi nhuận lại phụ thuộc chủ yếu vào các giá trị gia tăng cao trong nghiên cứu và phát triển, thiết kế marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm ở thị trường tiêu dùng chính.

Dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu theo đó chỉ có thể nhảy một chiều từ các quốc gia nghèo lên các quốc gia giàu chứ không có chiều ngược lại. Nếu các nước đang phát triển như Việt Nam không lựa chọn mục tiêu sống còn là phải vươn lên cạnh tranh ở hai phân khúc tạo giá trị gia tăng cao nói trên thì khoảng cách với các nước phát triển ngày càng xa.

Mô hình chuỗi giá trị cũng chỉ ra rằng: ngành điện tử Việt Nam đang dừng lại ở khâu lắp ráp trong chuỗi giá trị sản phẩm điện tử của thế giới, đây là khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị của ngành điện tử, trong khi đó các nước đã đồng loạt tiến về thượng nguồn để tìm kiếm giá trị gia tăng cao hơn. Do vậy Việt Nam cũng cần nhanh chóng di chuyển sang các công đoạn khác mang lại giá trị cao hơn. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, chưa thể ngay lập tức tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển - sở hữu trí tuệ, nhưng hoàn toàn có thể đua tranh với thế giới trong lĩnh vực khác, ngành điện tử Việt Nam cần tiến thêm một bước trong chuỗi giá trị đó là bước phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất các loại linh kiện, phụ kiện điện tử trước khi đưa vào lắp ráp, đây chính là cách mà Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử đồng thời nâng cao được giá trị gia tăng cho quốc gia.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 30 - 32)