Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử 1 Xem xét bối cảnh phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 25 - 26)

2.3.1. Xem xét bối cảnh phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam 2.3.1.1. Bối cảnh công nghiệp quốc gia

Việt Nam được các nhà kinh tế thế giới đánh giá là nước có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và an toàn. Vào thời điểm hiện nay, yếu tố này thực sự trở thành lợi thế lớn để hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Việt Nam thực hiện quá trình công nghiệp hóa muộn hơn so với khu vực và thế giới với 70% lao động trong khu vực nông nghiệp còn thiếu các “thế hệ công nghiệp” để bắt nhịp nhanh với tác phong, ý thức và khả năng thực thi quá trình công nghiệp hóa. Trình độ công nghệ Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình kém. Công nghệ đa nguồn, đa xuất xứ, thiếu đồng bộ là một đặc thù lớn của nền công nghiệp. Nếu so sánh với các quốc gia châu Á thì trình độ công nghệ của Việt Nam hiện nay tương đương với Trung Quốc vào những năm 80, Malaysia những năm 70, Hàn Quốc những năm 60 và Nhật Bản những năm 20 của thế kỷ trước. Đồng thời do công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp. Phát triển công nghiệp đã đến lúc phải được đặt song song với việc xử lý ô nhiễm môi trường, điều này đang làm tăng chi phí đầu tư, gây sức ép lớn lên các nguồn lực tài chính.

Sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam thấp, phần lớn là sản xuất gia công, chưa hình thành các hiệp tác sản xuất khu vực và quốc tế. Sản phẩm

gia công giá trị gia tăng thấp, thụ động trong cung ứng đầu vào và đầu ra làm tăng chi phí sản xuất. Nền kinh tế vận hành song song nhiều thành phần kinh tế. Việc phối hợp và điều hoà lợi ích giữa các thành phần đang đặt ra vấn đề lớn về chính sách. Bên cạnh một hệ thống doanh nghiệp nhà nước mạnh nhưng trì trệ là một hệ thống tư nhân năng động nhưng rời rạc. Thị trường Việt Nam thiếu các biện pháp bảo hộ hữu hiệu đã dẫn đến tình trạng nhiều hàng hoá bị mất chỗ đứng trong nước. Hình thành hiện tượng xuất khẩu hàng hoá dễ hơn sản xuất thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trong nước.

Song bên cạnh đó, một số ngành đã tận dụng được các lợi thế so sánh động của Việt Nam hiện nay với nguồn nhân công dồi dào, cần cù, tiếp thu nhanh các kỹ thuật công nghệ mới. Các ngành này đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, như ngành viễn thông, công nghệ phần mềm, công nghiệp điện tử (gia dụng), công nghệ sinh học. Vấn đề đặt ra là yêu cầu về phát triển một cách bền vững, nhất là trong giai đoạn tiếp theo với các cam kết khi Việt Nam đã tham gia WTO.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 25 - 26)