Triêụ chứng:

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh viêm VA, viêm amidan, viêm họng thanh quản (Trang 29)

1.viêm mũi dị ứng có chu kỳ :

- Người bệnh có cảm giác buồn và cay trong mũi,lạnh ở trán và hắt hơi hàng tràng vài chục cái,cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, nước mũi chảy ra đầm đìa làm ướt vài 3 cái khăn,nước trong không làm hoen ố khăn người bệnh nặng đầu ,chân tay uể oải không làm việc được. Những cơn hắt hơi như vậy thường vào buổi sáng khi mới dạy tung chăn ra khỏi giường.

Bệnh tái diễn theo chu kỳ .Thay đổi chỗ ở , chuyển vùng ở thì hết .

Khám mũi:Trong cơn hắt hơi niêm mạc mũi sung huyết, đỏ, tiết ra nhiều nước, sau cơn hắt hơi niêm mạc mũi bình thường , người bệnh hết ngạt mũi.

- Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày , nước mũi sẽ đặc lại biến thành tiết nhờn XN có nhiều tế bào ái toan. Nước mũi có thể trong hoặc đục . Niêm mạc mũi bị phù nề và xám nhợt . cuốn mũi phình ra một cách thường xuyên và mũi luôn luôn bị ngạt . Cuốn giữa mọng nước che kín cả khe giữa .

- Giai đoạn này NB hay bị đau trán , đau đầu ...

- Một số NB không đau đầu nhưng đêm đến có cơn khó thở giống cơn hen , có cơn ho co thắt . giai đoạn này niêm mạc chưa hoàn toàn thoái hoá . Điều trị tích cực bệnh sẽ có khả năng phục hồi được .

- Thời gian trôi qua , mỗi năm bệnh xuất hiện nhiều đợt ngày càng nặng kéo dài . Niêm mạc mũi dần dần thoái hoá , mũi ngạt thường xuyên .

- Khám mũi: thấy cuốn giữa bị thoái hoá to phình nằm chen lấn polype .

XQ: chụp film Blondeau thấy xoang hàm mờ . Nhưng chọc xoang không thấy mủ . Đôi khi có nước vàng . Gọi là viêm xoang dị ứng đơn thuần .

2.Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.

Có các tr/chứng như trên nhưng có hai đặc điểm sau :

- Bệnh xuất hiện không theo thời tiết , bất kỳ lúc nào bệnh cũng có thể xảy ra . Cơn hắt hơi vài ba cái . nhưng ngạt mũi tăng nhiều và kéo dài , niêm mạc mũi luôn luôn bị phù nề dễ bị thoái hoá hơn thể trên .

- Khám mũi : thấy niêm mạc nhợt nhạt , khe giữa đầy polype. - XQ : chụp film Blondeau thấy xoang hàm mờ .

-Tiênlượng:không nguy hiểm ,nhưng kéo dài ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Dị ứng mũi có thể chuyển thành dị ứng phế quản , hen ...

V. Điều trị :

1.Điều trị cơn bột phát:

- Nhỏ mũi tại chỗ , thuốc kháng Histamin, thuốc chống dị ứng . - Có thể gây tê hạch bướm khẩu cái .

2.Điều trị cục bộ :

- Nếu vách ngăn có gai ,vẹo ta phải phẫu thuật chỉnh hìnhvách ngăn. - Đốt cuốn dưới , bẻ cuốn ,cắt bỏ cuốn giữa.

3.Điều trị bệnh dị ứng :

- Phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu .

- Phương pháp giải mẫn cảm không đặc hiệu .

- Tiêm Hydrortison vào cuốn dưới mỗi lần 1ml cách 3 ngày 1 lần. - Vitamin C , Pretnisolon.

VI. Phòng bệnh :

- Tránh kháng nguyên ,nguyên nhân gây bệnh . - Tránh mùa lạnh , chuyển vùng chỗ ở .

- Thay đổi khẩu phần ăn uống .

- Tăng cường tập thể dục , rèn luyện cho cơ thể thích nghi môi trường .

VIÊM XOANG TRƯỚC MẠN TÍNH . I.Mục tiêu: I.Mục tiêu:

1-Hiểu được các triệu chứng của bệnh .

2-Biết rõ phương pháp điều trị cho người bệnh . 3-Phòng tránh cho người bệnh và cộng đồng .

II. Khái niệm :

Nhắc lại sự phát triển của xoang: ở trẻ sơ sinh , xoang sàng chỉ là cái rãnh của niêm mạc mũi ở dọc theo khối sàng . Hiện tượng thông bào phát triển dần dần và khi em bé lên 5 tuổi thì các tế bào sàng đã hình thành đầy đủ .

Viêm xoang sàng là bệnh viêm xoangđầu tiên của ấu thơ .

Xoang hàm hình thành từ tháng thứ 3 trong bào thai . Khi trẻ 4 tuổi thì xoang hàm mới thấy rõ hình ảnh trên film . Đến 6 tuổi xoang hàm đã phát triển như người lớn .

Xoang trán trẻ sơ sinh chưa có . Khoảng 9 tuổi mới thấy rõ hình ảnh trên film , tiếp tục phát triển đến gần 20 tuổi .

Xoang bướm : Có từ nhỏ , 6 tuổi xoang bướm bé bằng hạt đậu xanh , 12 tuổi mới thấy rõ trên film, 20 tuổi mới hoành thành sự phát triển .

Vậy ở trẻ em viêm xoang sàng và viêm xoang hàm là chính .

III. Nguyên nhân :

Do viêm xoang cấp tái diễn nhiều lần .

Do chấn thương , cúm, sởi , cơ địa , viêm sâu răng . Các xoang trước đều thông với khe giữa của mũi :

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh viêm VA, viêm amidan, viêm họng thanh quản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)