Kinh nghiệm chống trục lợi từ phía nhân viên bảo hiể mở Mỹ và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chống trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm ở nước ta. (Trang 34)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

2.2.5. Kinh nghiệm chống trục lợi từ phía nhân viên bảo hiể mở Mỹ và bài học cho Việt Nam

Mỹ và bài học cho Việt Nam

2.2.5.1. Kinh nghiệm chống trục lợi bảo hiểm của Mỹ.

Mỹ là một quốc gia có thị trường bảo hiểm tương đối phát triển và hiện tượng trục lợi bảo hiểm ở nước Mỹ cũng khá nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Mỹ năm 2002, cứ 4 vụ cháy nhà ở Mỹ có 1 vụ tự đốt nhằm trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm làm thiệt hại cho mỗi gia đình Mỹ 200 - 300USD/năm, làm thiệt hại cho ngành BH Mỹ mỗi năm 96 tỉ USD.

(nguồn www quantri.com.vn)

Các hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi, phần lớn có sự câu kết giữa bên tham gia bảo hiểm với các nhân viên trong ngành và các cơ quan có thẩm quyền. Do hậu quả nghiêm trọng của trục lợi bảo hiểm nên chính phủ Mỹ, các cơ quan chức năng của Mỹ khá quan tâm đến lĩnh vực phòng chống trục lợi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm của Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc phòng chống TLBH từ phía nhân viên bảo hiểm. Sau đây, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm phòng chống TLBH của Mỹ mà chúng tôi tìm hiểu được:

Thứ nhất, các doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt quan tâm đến khía cạnh

đạo đức của các nhân viên của mình. Họ đưa ra các tiêu chuẩn đối với mỗi nhân viên, trong đó tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được đánh giá tương đối cao.

Thứ hai, có các chế độ đãi ngộ tốt đối với các nhân viên của mình. Có

thể nói chế độ đãi ngộ nhân viên của các công ty bảo hiểm của Mỹ thuộc loại tốt nhất. nhân viên trong công ty bảo hiểm được hưởng mức lương khá cao, các dịch vụ tương đối tốt.

Thứ ba, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình

kinh doanh, quản lý kinh doanh bảo hiểm: là một trong những quốc gia luôn đi đầu trong việc phát minh các tiến bộ khoa học công nghệ, các doanh nghiệp bảo hiểm của Mỹ sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào kinh doanh. Do đó họ đẩy mạnh đầu tư vào khoa học công nghệ, các dự án phát triển phần mềm ứng dụng trong kinh doanh bảo hiểm. Liberty là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ tại Việt

Nam đứng đầu trong việc ứng dụng thành tưu khoa học công nghệ vào việc kinh doanh. Bằng cách xây dựng hệ thống trung tâm tiếp nhận thông tin ( call center) giải quyết mọi thắc mắc khiếu nại của khách hàng, tư vấn mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm từ khâu mua đến khâu giải quyết bồi thường, áp dụng công nghệ hiện đại như báo giá phí bảo hiểm, quản lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trên hệ thống, chỉ cần nhập tên khách hàng hoặc số xe là sẽ biết được khách hàng này đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu lần, mỗi lần là bao nhiêu, tiền bồi thường bộ phận nào… việc áp dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh bảo hiểm là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng phục vụ khách hàng và phòng chống trục lợi bảo hiểm

Thứ tư, xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi trục lợi bảo

hiểm: Mỹ là một quốc gia theo bộ luật common law, theo đó nếu một vụ án đang được xét xử mà luật sư chứng minh được vụ án này tương tự như một vụ án nào đó đã được xét xử thì sẽ áp dụng khung hình phạt tương tự như khung hình phạt đối với vụ án đã được xét xử ở trước đó. Tại Mỹ, đã có khung xử phạt hình sự đối với các hành vi trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng. Điều này tạo nét khác biệt với luật kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, các hành vi trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam nếu bị phát hiện thì chỉ không được bồi thường và các cá nhân trục lợi chỉ bị xử phạt hành chính mà chưa có khung hình phạt hình sự. Như vậy, hình phạt đối với các hành vi trục lợi tại nước ta còn quá “ khoan dung” và không đủ sức uy hiếp cho các cá nhân tham gia bảo hiểm. Dẫn đến hành vi trục lợi bảo hiểm vẫn diễn ra với quy mô ngày càng lớn.

Thứ năm, tại nước Mỹ, người ta đã nghiêm khắc trừng trị các cá nhân,

cán bộ, công nhân viên chức có hành vi trục lợi bảo hiểm. Chỉ tính riêng trong năm 2002, các cơ quan quản lý bảo hiểm tiểu bang ở Mỹ đã điều tra 33.000 vụ trục lợi bảo hiểm, trong đó đưa ra truy tố, xét xử hình sự 2.500 vụ

Ngoài ra, họ cũng có những biện pháp tuyên truyền giáo dục về hậu quả của trục lợi bảo hiểm, giúp các cá nhân trong xã hội ý thức được sự nghiêm trọng của trục lợi…

2.2.5.2. Bài học cho việt nam

Để hạn chế đi đến kiểm soát các hành vi trục lợi bảo hiểm nêu trên, yêu cầu phải có một giải pháp đồng bộ trong toàn bộ hệ thống các công ty bảo hiểm .

Trước hết, cần phải thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và tác

hại của nó. Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi trục lợi bảo hiểm của các nhân viên bảo hiểm là họ có nhân thức sai lầm về bảo hiểm và quỹ bảo hiểm: lầm tưởng quỹ bảo hiểm với quỹ phúc lợi, họ chưa nhận thức được tác hại của trục lợi bảo hiểm và mức độ nghiêm trọng trong hành vi của mình.

Thứ hai, các doanh nghiệp bảo hiểm nên Mở các khóa học, các chương

trình bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngay từ khi mới vào nghề và có các kỳ kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Thực hiện tuyên truyền nhiều hơn về đạo đức trong kinh doanh bảo hiểm.

Thứ ba, cần phải quan tâm hơn nữa đến chế độ đãi ngộ đối với các nhân

viên của mình. Kích thích, tăng cường sự trung thành của họ với công ty.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về trục lợi bảo hiểm,

đặc biệt cần phải có quy định về tội danh “Trục lợi bảo hiểm” trong Bộ luật hình sự để có thể xử lý đúng tội danh trục lợi bảo hiểm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ năm, thẳng tay trừng phạt các đối tượng có hành vi trục lợi bảo

hiểm. Cần phải xây dựng bộ luật hình sự cho các hành vi trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng.

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TỪ PHÍA NHÂN VIÊN BẢO HIỂM Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Giải pháp chống trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm ở nước ta. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w