LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, do bản chất của bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm dẫn đến
hành vi trục lợi bảo hiểm:
- Rủi ro là một biến cố không chắc chắn, nó có thể xảy ra hoặc không xay ra. nếu rủi ro không xảy ra thì số phí bảo hiểm thu được sẽ thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm. xuất phát từ đặc điểm này, các nhân viên của công ty bảo hiếm sau khi bán hợp đồng bảo hiểm sẽ có tư tưởng không trình lên công ty bảo hiểm, mà chiếm dụng luôn số phí bảo hiểm thu được. việc làm này có thể sẽ không bị công ty bảo hiểm cũng như bên mua bảo hiểm phát hiện nếu như sự kiện bảo hiểm hay rủi ro được bảo hiểm không xảy ra, mà xác xuất xảy ra rủi ro hay sự kiện bảo hiểm là rất nhỏ. nghĩa là số tiền phí bảo hiểm kia rất có khả năng thuộc quyền sở hữu chính đáng của họ. điều này thôi thúc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: ẵm phí bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm cho riêng mình.
- Tính phức tạp của hợp đồng bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu, mở sẵn và do nhà bảo hiểm soạn thảo (và được Bộ tài chính chấp nhận) chứ không phải hình thành từ việc đàm phán trực tiếp của hai bên như các hợp đồng mua bán khác. Điều này đòi hỏi người mua bảo hiểm phải đọc thật kỹ để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trước khi ký kết và trong khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Nhưng, ngay cả khi đọc kỹ, nếu không có sự
giúp đỡ, tư vấn của người hoạt động chuyên ngành, chưa chắc người mua bảo hiểm có thể hiểu đúng và thống nhất với người chấp bút các điều khoản. hơn nữa bảo hiểm là một ngành du nhập vào nước ta và cũng chỉ mới trong thời gian đầu. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt, là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều dựa theo mẫu của nước ngoài nên khi chuyển đổi ngôn ngữ, một số từ ngữ còn rất mới mẻ và khó hiểu chưa được bổ sung vào từ điển tiếng Việt phổ thông (trong khi đó vẫn chưa có từ điển thuật ngữ chuyên ngành bảo hiểm nhân thọ đầy đủ). Do đó, hợp đồng bảo hiểm càng khó hiểu hơn nhiều cá nhân lợi dụng sự hiểu biết của minh về bảo hiểm để thực hiện trục lợi. đặc biệt, về lĩnh vực này, các nhân viên bảo hiểm là người hiểu biết hơn cả. họ có thể tranh thủ những kẽ hở trong hợp đồng bảo hiểm để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình.
- Phương thức phân phối trong kinh doanh bảo hiểm: Các sản phẩm bảo hiểm được phân phối qua các kênh sau đây: văn phòng bán bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hệ thống phân phối kết hợp, hệ thống phản hồi trực tiếp và một vài kênh phân phối khác. theo số liệu cho thấy có 90% hợp đồng bảo hiểm được ký kết qua kênh đại lý. mà thực tại các đại lý bảo hiểm ở nước ta chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng bán hàng bảo hiểm. Bên cạnh đó, cũng chưa có sự gắn kết lợi ích cũng như các ràng buộc giữa các đại lý bảo hiểm và Công ty bảo hiểm. quan hệ giữa đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ chủ yếu dựa trên các Hợp đồng đại lý. Do vậy, mối quan hệ ràng buộc giữa Công ty bảo hiểm và các đại lý này không chặt chẽ. Về phía đại lý vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng câu kết với khách hàng để trục lợi bảo hiểm. và họ cũng sẵn sàng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình.
- Phương thức quản lý khách hàng, quản lý nhân viên bảo hiểm.Trong kinh doanh bảo hiểm, sau khi bán được sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm mới bắt đầu phát sinh. Do số lượng khách hàng rất lớn, và việc kiểm soát các hành vi của từng khách hàng đã rất khó khăn nói chi đến việc kiểm soát hành vi của tất các khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng khó có thể kiểm soát hành vi của các nhân viên
bảo hiểm. hơn nữa hệ thống quản trị, điều hành, thiết kế, phân phối sản phẩm, thực hiện giám định, bồi thường tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm chưa có sự ăn khớp giữa các khâu với nhau. do đó nhân viên bảo hiểm có thể lợi dụng điểm này đểtrục lợi bảo hiểm.
Chính những đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm trên đã tạo ra mầm mống cho hành vi trục lợi bảo hiểm.
Thứ hai, Do những khe hở của pháp luật, tính răn đe đối với hành vi
trục lợi chưa cao, việc thi hành các quy định của pháp luật chưa nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soátcủa nhà nước và doanh nghiệp, nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận. thực tế, ở nước ta chưa có quy định về hình phạt thích đáng cho các cá nhân trục lợi. khi phát hiện ra các hành vi trục lợi, thông thường chỉ không bồi thường và xử phạt hành chính chứ chưa có biện pháp hình sự.
Thứ ba, Khó khăn về địa lý: không gian địa lý cũng là nguyên nhân
phát sinh gian lận bảo hiểm. Đối với những vụ tổn thất xảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại ( trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền,…) việc giữ nguyên hiện trường là rất khó do vậy sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm dễ xảy ra, các nhân viên bảo hiểm, cán bộ giám định bồi thường… lợi dụng điều này để bắt tay với người được bảo hiểm thực hiện các hành vi trục lợi. hoặc cũng có thể nhân viên lợi dụng những điểm trên để tạo hiện trường giả nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường.
Thứ năm, Sự yếu kém của công nghệ thông tin trong lĩnh vực cung cấp
thông tin về sản phẩm, về tình trạng hợp đồng bảo hiểm tới khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm là hạn chế, đặc biệt là những thông tin liên quan đến quy trình khiếu nại, bồi thường tổn thất… nếu không được hướng dẫn, giải thích tận tình về sản phẩm, quy định trong đơn bảo hiểm, rất dễ dẫn đến tình trạng bên bán bảo hiểm lợi dụng những khuyết điểm này để trục lợi cho riêng mình: mặc kệ bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm trên giá trị…
+ Khách hàng cũng không có nhiều điều kiện để kiểm tra theo dõi tình hình hợp đồng bảo hiểm của mình, sau khi mua bảo hiểm thông thường khách hàng chỉ nhận được một bản hợp đồng bảo hiểm mà không biết các bản hợp đồng này đã thật sự có hiệu lực chưa các đại lý bảo hiểm lợi dụng điểm này để ẵm luôn phí bảo hiểm của khách hàng, khiến cho khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn thất thì khách hàng không được bồi thường.
Thứ sáu, Do hoàn cảnh khó khăn buộc bên bán bảo hiểm phải thực
hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi: kinh tế quá khó khăn hoặc các điều kiện khác.
2.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, Quy trình đào tạo nhân viên bảo hiểm của công ty bảo hiểm
thiếu sự đồng bộ và không đảm bảo chất lượng cho đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp bảo hiểm do chỉ chú trọng đến việc tăng doanh thu nên đã tăng cưởng mở rộng hệ thống phân phối thông qua việc tuyển dụng thêm các đại lý bảo hiểm, bỏ qua các tiêu chuẩn đối với một đại lý, chỉ sau một thời gian đào tạo ngắn, thậm chí chỉ vài ngày, một người bình thường có thể trở thành nhân viên tư vấn. Đã thế, các công ty bảo hiểm lại không tổ chức các kỳ tái kiểm tra định kỳ. như vậy rõ ràng các đại lý, cán bộ này đã không được đào tạo một cách bài bản về bảo hiểm dẫn đến Hậu quả tất yếu là nhân viên bảo hiểm thiếu hiểu biết về sản phẩm bảo hiểm, về trách nhiệm của mình cũng như về nguồn quỹ bảo hiểm. nhiều đại lý sau khi ký hợp đồng bảo hiểm đã ôm tiền bỏ trốn. Có nhiều trường hợp nhân viên tư vấn làm giấy tờ giả để tiếp tay với bên mua bảo hiểm trục lợi bảo hiểm… hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng.
Thứ hai, Đạo đức của các cán bộ, nhân viên bảo hiểm chưa được tốt:
kể cả những cá nhân được đào tạo tốt về mặt kiến thức nghiệp vụ nhưng do đạo đức nghề nghiệp không tốt vẫn dẫn đến tình trạng thực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm.