Thực trạng trả lương tại Hội sở chính.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

III Đơn giá tiền lương đ/ng.đ 375 375 423.8 423.8 426

2.2.7.1Thực trạng trả lương tại Hội sở chính.

3 Trưởng (phó PT, Quyền trưởng) Ban, Chánh văn phòng và tương đương, Phó Ban Kiểm soát 1,60 4Phó Trưởng Ban, Phó Chánh văn phòng và tương đương1,

2.2.7.1Thực trạng trả lương tại Hội sở chính.

NHPTVN là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quỹ tiền lương trả cho cán bộ viên chức theo đúng các quy định của chính sách tiền lương mà Nhà nước đang áp dụng. Bên cạnh quỹ lương ổn định

V1 lấy từ ngân sách Nhà nước, cán bộ viên chức trực thuộc NHPTVN còn được hưởng thêm quỹ lương gia tăng V2 dựa vào kết quả hoạt động của ngân hàng và dựa vào chính kết quả làm việc của người lao động.

Theo kết quả điều tra qua 150 phiếu điều tra về tiền lương và thu nhập hàng tháng của cán bộ viên chức trực thuộc Hội sở chính của NHPTVN tôi thu được bảng số liệu sau:

Biểu 2.14: Bảng tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn CBVC thuộc Hội sở chính NHPTVN

STT Các chỉ tiêu

I

Phân công và đánh giá thực hiện công việc

1 2 3

90% 10% 98% 2% 90% 10%

II Tiền lương và thu nhập

1 20% Mức độ công bằng 100% 80% Mức độ công bằng 80 - 100%

2

Tiền lương tối thiểu chung 540 000 đồng

70% Phù hợp 30% Chưa phù hợp 3 Chế độ trả lương 90% Hợp lý 10% Tương đối hợp lý 5

Tiền lương nhận được hàng tháng so với thu nhập

80% Tiền lương = thu nhập

20% Tiền lương chiếm trên 80% thu nhập

7

Chi tiêu hàng tháng so với thu nhập

65% Chi tiêu chiếm 50% thu nhập

35% Chi tiêu chiếm từ 50 - 70% thu nhập

(Các chỉ tiêu xem mẫu phiếu phỏng vấn phần phụ lục cuối chuyên đề này)

Qua bảng số liệu, 90% số cán bộ viên chức được phỏng vấn cho rằng họ được giao nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng nên hiệu quả công việc nhìn chung luôn đảm bảo được chất lượng và yêu cầu đặt ra. 98% trong số đó đồng ý với cách

đánh giá mức độ hoàn thành công việc qua cách chấm điểm mà NHPTVN đưa ra. Họ cho rằng, cách chấm điểm này tương đối khoa học và chính xác và có thể phân loại được theo mức độ tốt, khá, trung bình và chưa đạt. Từ đó, xác định được từng nhóm người có cùng mức độ hoàn thành công việc, việc xét khen thưởng và phê bình cũng thuận tiện hơn. Đa số các cán bộ viên chức nằm trong biên chế được làm việc phù hợp với đúng chuyên môn của mình. Nhờ vậy, đối với những cán bộ trẻ mặc dù mới tiếp xúc với công việc nhưng họ cũng nhanh chóng thích nghi với điều kiện làm việc và nhanh chóng học tập được các kỹ năng để hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời họ có khả năng phát huy tối đa nguồn kiến thức học tích lũy và phát triển các kiến thức đó thành kỹ năng làm việc nhanh chóng hơn, làm hạn chế chi phí đào tạo của ngân hàng.

Đánh giá về mức lương độ công bằng về tiền lương và thu nhập giữa các cán bộ viên chức có đến 80% trong số họ đều cho rằng tiền lương mà họ nhận được tương đối công bằng với khả năng của họ và 20% cán bộ viên chức đánh giá mức độ công bằng là 100%. Như vậy chứng tỏ chính sách tiền lương mà ngân hàng đang áp dụng là tương đối hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, họ đánh giá mức lương tối thiểu chung mà Nhà nước đang áp dụng mức 540.000 đồng là tương đối thấp (70% cho là phù hợp) do tốc độ tăng tiền lương tối thiểu tăng chậm hơn tốc độ tăng giá cả các mặt hàng trên thị trường hàng hóa hiện nay. Phần lớn thu nhập mà họ nhận được hàng tháng chính là mức lương mà họ nhận được (V1 + V2), chỉ có 20% số cán bộ viên chức được phỏng vấn có mức thu nhập cao hơn mức lương mà họ nhận được. Nhưng chi tiêu hàng tháng của 65% cán bộ viên chức chiếm từ 30% – 50% tiền lương của họ và 35% cán bộ viên chức được phỏng vấn có mức chi tiêu chiếm từ 50% – 70% thu nhập. Điều này cũng cho thấy tiền lương mà họ nhận được đã đảm bảo được vấn đề tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Đồng thời nó cũng nói lên mức độ hợp lý của chính sách tiền lương mà ngân hàng đang áp dụng. Tuy nhiên các ý kiến khác đánh giá về tiền lương cho

rằng yếu tố thâm niên được quan trọng hóa hơn các yếu tố khác khi mã hóa thành hệ số thâm niên vào hệ số gia tăng tiền lương.

Biểu 2.15: Bảng tổng hợp thu nhập còn lại hàng tháng của CBVC chia theo nhóm tuổi

Đơn vị: VND

Stt Tuổi ngườiSố HSLBQ Lương V1 Lương V2

Các khoản phải nộp Thu nhập còn lại 1 25 - 30 68 2.34 2270000 1600000 180000 3690000 2 30 - 35 40 2.65 2570000 1900000 200000 4270000 3 35 - 40 22 2.96 3400000 3600000 220000 6780000 4 40 - 45 15 3.27 3700000 3800000 545000 6955000 5 45 - 50 5 4.33 47000000 5200000 850000 9050000

Nguồn: Phỏng vấn điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, qua bảng số liệu thu được về thu nhập của cán bộ viên chức được phỏng vấn, tiền lương bình quân một cán bộ viên chức mới tốt nghiệp theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước khoảng 2 270 000 đồng và được hưởng thêm tiền lương V2 trích từ quỹ lương gia tăng được phân phối theo các chỉ tiêu nghiệp vụ chủ yếu. Đối với những cán bộ viên chức này thì tiền lương ổn định tính theo hệ số chiếm khoảng 60% thu nhập hàng tháng của họ, phần thu nhập còn lại do họ nhận được từ V2 và thu nhập khác như tiền thưởng… Đối với những cán bộ viên chức làm việc lâu năm tại Hội sở chính thì tiền lương V2 mà họ nhận được có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng tiền lương V1 và đến độ tuổi trên 35 thì phần chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của họ không phải là tiền lương ổn định V1 tính theo hệ số mà là tiền lương V2 trong cơ cấu tiền lương mà NHPTVN trả cho họ. Càng có thời gian công tác lâu năm thì V2 càng cao. Tuy nhiên, đối với cán bộ viên chức có đạt độ tuổi trên 40 tuổi thường có mức thu nhập hàng tháng cao hơn 5 triệu đồng thì phải chịu một khoản thuế thu nhập hàng tháng nên chênh lệch về lương thực nhận của độ tuổi này với độ tuổi trước

nhận lại thấp hơn so với người có hệ số lương ổn định thấp hơn. Thuế thu nhập được tính theo hệ số lũy tiến nên những người có thu nhập càng cao thì phải đóng một khoản thuế thu nhập càng lớn.

Đối với những người giữ cương vị lãnh đạo NHPTVN hệ số lương cao nhất theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước đạt mức 8.5 còn lại là ở mức trên 7.33. Như vậy, tiền lương mà họ nhận được theo chính sách lương của Nhà nước chỉ đạt từ 7 100 000 đồng đến 8 200 000 đồng. Nếu thu nhập của họ hàng tháng chỉ có lương V1 này thì thu nhập này quá thấp đối với năng lực và sự đóng góp của họ cho tổ chức. Chính vì vậy nên tiền lương gia tăng mà NHPTVN đang áp dụng cũng chính là vì mục đích trả lương đúng theo năng lực, trình độ và có sức khuyến khích đổi với cán bộ công chức giỏi và có thâm niên lâu năm. Mức lương này mới có thể cạnh tranh được với mức lương trên thị trường lao động, mới giữ chân được nhân lực giỏi ở lại với tổ chức.

Trong số những ý kiến mà cán bộ viên chức được phỏng vấn đưa ra về chính sách tiền lương mà NHPTVN đang xây dựng và áp dụng, có nhiều ý kiến cho rằng cần phải đưa hệ số ngành và hệ số vượt khung vào trong hệ số tiền lương gia tăng. Hệ số vượt khung và hệ số thâm niên nên kết hợp với nhau để tạo thành một hệ số thống nhất. Họ cho rằng, trong bất kỳ một tổ chức nào thì luôn tồn tại những ngành giữ vị trí chủ chốt và không thể thiếu, cán bộ viên chức làm việc trong ngành đó phải làm việc với môi trường nhiều áp lực và cường độ làm việc cao nên họ xứng đáng nhận được khoản tiền lương cao hơn nhưng chính sách tiền lương hiện tại không phải ánh được điều đó. Đồng thời, cũng có những ngành mới và cần được phát triển để thu hút được nhân lực đó cũng cần có chính sách tiền lương hợp lý, mức lương phải có sức khuyến khích hơn các ngành khác thì ngành đó mới mau chóng đứng vững và phát triển được. Chính vì thế, hệ số khuyến khích ngành là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, một số ý kiến lại đưa ra nên tổ chức các kỳ thi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức thường xuyên theo quý và tổng kết năm để những người đạt thành tích tốt, trình độ cao có thể nâng được hệ số lương gia tăng

nhanh chóng hơn là việc cứ “đến hẹn lại lên” sẽ không khuyến khích được sự cố gắng của họ.

Kết hợp quá trình nghiên cứu tài liệu và qua điều tra phỏng vấn cán bộ viên chức có thể đánh giá về chính sách tiền lương mà NHPTVN đang áp dụng như sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 - 39)