Lập lịch và quản lý tài nguyên ảo

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên ảo trong điện toán đám mây (Trang 39)

Quản lý tài nguyên ảo cho hệ thống gồm hai công việc chính: • Lập lịch biểu cho các máy ảo (Virtual Machine Scheduling) • Quản lý cho các máy ảo (Virtual Machine Management)

4.3.1 Lập lịch các máy ảo

Power aware scheduling: các công việc được định thời theo cách thức giảm thiểu tối đa lượng nhiệt tổng thể trong các trung tâm dữ liệu. Thay vì giảm năng lượng cho các máy chủ, chiến lược này sẽ làm giảm năng lượng phục vụ cho các hoạt động làm mát trung tâm dữ liệu.

Themal aware scheduling: các công việc được định thời theo cách thức nhằm giảm công suất của các máy chủ vì phần lớn việc xử lý các công việc đều diễn ra ở các máy chủ.

Do đó, một xu hướng khác trong việc quản lý tài nguyên là năng lượng hiệu quả (Energy-efficient resource management) : Green Cloud. Trong việc cung cấp tài nguyên thì bài toán lập lịch tiết kiệm/nhận biết năng lượng được xây dựng:

Giải thuật nguồn điện dựa trên định thời trên các máy

(Efficient Resource Management for Cloud Computing Environments)

Việc sử dụng hệ thống dùng bộ xử lý nhiều core sẽ tiêu tốn năng lượng ít hơn so với các hệ thống dùng bộ xử lý. Giải thuật nguồn điện dựa trên định thời trên các máy ảo trên minh họa cho việc tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong các trung tâm dữ liệu.

4.3.2 Quản lý máy ảo

Công việc liên quan đến quản lý máy ảo Image bằng cách bật, tắt máy ảo một cách hợp lý. Với một chiến lược hợp lý, những máy không sử dụng sẽ dùng kỹ thuật tắt máy động (dynamic shutdown techniques) để tắt và bật lại khi cần thiết. Có

Hình 16. Kỹ thuật tắt máy động trong quản lý máy ảo

(Efficient Resource Management for Cloud Computing Environments)

CHƯƠNG 5 :

HIỆN TRẠNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Ở VIỆT NAM 5.1 Từ tính toán lưới đến tính toán đám mây

Tính toán lưới đã phát triển rất mạnh trên thế giới liên kết những hệ thống tính toán với nhau nhằm giải những bài toán lớn. Hệ thống bao gồm phần cứng,

phần mềm, đường truyền và nhiều thiết bị khác… trong những không gian thích hợp tạo một môi trường tính toán gọi là môi trường lưới.

Nói đến tính toán lưới là nói đến những cơ sở hạ tầng cực mạnh, các siêu máy chủ, thiết bị lưu trữ lớn, clusters, phần mềm ứng dụng và sự quản trị hệ thống phức hợp; nói đến tính toán song song, phân chia thời gian, các thuật toán tối ưu xử lý phân bố tài nguyên tính toán, lưu trữ… Những mô hình tính toán lưới gần đây cũng tiếp cận đến cách khai thác phần mềm như một dịch vụ, khai thác nền tảng như một dịch vụ, và đã có dịch vụ máy chủ ảo... và đã chuyển hoá dần sang tính toán mây. Tính toán mây đều có những đặc điểm nói trên của tính toán lưới, nhưng còn phát triển cao hơn ở những khía cạnh sau:

Tính toán mây là một mô hình tính toán năng động cao, có khả năng mở rộng đến các tài nguyên ảo trên Internet. Hạ tầng cơ sở của tính toán mây được khai thác như một dịch vụ (IaaS –Infrastructure as aService). Người dùng không phải đầu tư vốn vào thiết bị và không phải lo bảo trì thiết bị và nhiều công việc khác liên quan mà chỉ chịu chi phí khai thác thiết bị ảo trên Internet do nhà cung cấp phân bố quản lý. Người dùng truy cập đến tính toán mây thông qua các dịch vụ Web services.

Nền tảng của một ứng dụng nào đó được khai thác như một dịch vụ (PaaS- Platform as a Service). Người dùng không phải chịu chi phí cho toàn bộ nền tảng của ứng dụng mà chỉ chịu chi phí cho phần mềm tảng nào được sử dụng.

Phần mềm được khai thác như một dịch vụ (SaaS-Software as a Service). Không phải trả bản quyền cho phần mềm mà người dùng chỉ trả tiền khai thác phần mềm đó.

Tiện ích tính toán (Utility Computing). Người dùng chỉ chịu chi phí cho những tài nguyên, tiện ích được khai thác, không khác gì trả tiền điện, tiền nước theo đồng hồ đo mà ta đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Ưu việt của công nghệ tính toán mây so với những công nghệ có trước là nó cho phép người dùng một khả năng khai thác rất lớn, với chi phí thấp, người dùng chỉ trả chi phí cho nhà cung cấp những gì đã khai thác.

5.2 Các nhà cung cấp và các dịch vụ điện toán đám mây được áp dụng

Ý tưởng đằng sau điện toán đám mây là các phần mềm, dịch vụ và thông tin có thể được cung cấp cho người sử dụng qua kết nối mạng và thông qua một trình duyệt web, chứ không phải là chạy cục bộ trên một máy tính hoặc mạng máy chủ địa phương. Các ứng dụng điện toán đám mây phổ biến như Google Docs và Salesforce.com cung cấp cho người dùng những cách để quản lý và truy cập nội dung và điểm đặc biệt của đám mây là nội dung có thể được truy cập từ bất kỳ trình duyệt web hoặc thiết bị kết nối nào.

Các hãng lớn đã và đang trong cuộc chạy đua phát triển những nền tảng điện toán đám mây của riêng mình. Các nền tảng điện toán đám mây lớn có thể kể đến bây giờ bao gồm:

Các nhà cung cấp và các công ty điện toán đám mây lớn:

1. Amazon Web Services: Amazon đã giới thiệu nền tảng điện toán đám

mây của mình, Amazon Web Services. AWS bao gồm một số sản phẩm khác nhau cho phép các doanh nghiệp và các nhà phát triển ứng dụng xây dựng các ứng dụng điện toán đám mây của riêng họ. Những công cụ này bao gồm dịch vụ lưu trữ S3 của Amazon và nền tảng điện toán đám mây Amazon EC2. Amazon là một nhà cung cấp lớn thị trường nền tảng đám mây, với các công ty web lớn như Groupon và Foursquare sử dụng các bộ phận khác nhau của cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của Amazon để cung cấp năng lượng cho sản phẩm của họ.

2. Salesforce.com: Khi nói đến điện toán đám mây doanh nghiệp thì

Salesforce.com cũng là một nhà cung cấp rất lớn. Ngoài hệ thống hàng đầu CRM Salesforce.com, Salesforce.com cũng cho phép các doanh nghiệp xây dựng các

3. Google: Mặc dù Google cung cấp sản phẩm cơ sở hạ tầng riêng của mình

bằng App Engine của Google nhưng những tham vọng về điện toán đám mây lớn hơn của gã khổng lồ vẫn đang nổi lên. Hiện tại, hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây của Google có thể truy cập trong các hình thức dịch vụ người tiêu dùng và dịch vụ tập trung doanh nghiệp, chẳng hạn như Google Apps và Google Docs. Google vẫn duy trì cơ sở hạ tầng điện toán đám mây riêng của mình và đã giúp xác định các ý tưởng của ứng dụng web hiện đại dựa trên đám mây.

4. Microsoft: nền tảng Azure của Microsoft cho phép người dùng xây dựng,

tổ chức và chia tỷ lệ các ứng dụng web của họ bằng cách sử dụng trung tâm dữ liệu của Microsoft. Mùa hè năm ngoái, Microsoft đã tung ra thiết bị nền tảng của nó nhằm mục đích cho phép các khách hàng lớn như eBay, HP và Dell cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của riêng mình bằng cách sử dụng công nghệ của Microsoft, nhưng trong trung tâm dữ liệu riêng của họ.

5. IBM: đã làm việc trên nhiều sáng kiến điện toán đám mây khác nhau

trong nhiều năm qua. Trong tháng tư, IBM đã phát hành một thiết lập mạnh mẽ hơn của các dịch vụ bằng IBM SmartCloud và IBM SmartCloud Enterprise.

Các dịch vụ điện toán đám mây:

1. Google Apps: Google Apps, bao gồm Gmail, Google Calendar và Google

Docs, là một trong những ứng dụng điện toán đám mây tốt nhất được người tiêu dùng biết đến. Google Docs hết sức phổ biến với các công ty, các doanh nghiệp và cá nhân.

2. Box.net: Khi nói đến sự hợp tác, quản lý tài liệu, và lưu trữ, Box.net luôn

là một trong những cầu thủ sáng tạo nhất trong không gian điện toán đám mây. Ban đầu Box.net là một công ty lưu trữ điện toán đám mây tập trung vào người tiêu dùng, nhưng sau đó đã chuyển sang cung cấp những dịch vụ hợp tác hàng đầu hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn lớn hơn và khá thành công. Điều làm cho Box.net trở thành duy nhất là nó có các API mạnh mẽ và các ứng dụng của

nó không chỉ hỗ trợ cho các ứng dụng web khác mà còn hỗ trợ cho điện thoại di động và máy tính bảng.

3. Dropbox: Dropbox là một trong những điện toán đám mây và các giải

pháp lưu trữ tập tin phổ biến nhất bởi vì nó giúp chia sẻ các tập tin với những người dùng khác hoặc qua máy tính đã ngừng hoạt động. Dịch vụ này tập trung vào người tiêu dùng nhưng nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng nó. Dropbox có một API và được hỗ trợ bởi vô số các trang web và các ứng dụng di động.

4. OnLive: Điện toán đám mây không chỉ về nhiều các tài liệu và lưu trữ tập

tin mà nó cũng có thể được sử dụng để cung cấp các trò chơi video. Startup OnLive đã thực sự thúc đẩy phát triển những điều mà chúng ta có thể mong đợi từ điện toán đám mây chơi game trong tương lai. Ý tưởng về việc có thể chơi trò chơi từ điện toán đám mây mà không cần phải có đĩa hoặc phải tải về là cái gì đó có thể xảy ra trong vài năm tới.

5. iCloud: Apple chính thức tung ra nền tảng iCloud của nó, và điều này sẽ

mang lại các ý tưởng về điện toán đám mây. Hiện tại, Apple đã đặt iTunes trong các dịch vụ âm nhạc điện toán đáy mây có sẵn cho người sử dụng, và iCloud sẽ được tích hợp sâu vào cả iOS5 và Mac OS X Lion.

Điện toán đám mây trong tương lai:

Điện toán đám mây đã sẵn sàng thực hiện theo những cách rất thực tế trong những tháng và những năm tiếp theo. Các công ty công nghệ lớn cũng như các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng đang nhận thấy những lợi ích của các điện toán đám mây. Và những lợi ích sẽ tiếp tục tăng vì các sản phẩm sử dụng rất nhiều các cơ sở hạ tầng và các công nghệ điện toán đám mây đang hoà nhập vào cuộc sống của chúng ta.

5.3 Giải pháp cho điện toán đám mây ở Việt Nam

Cloud computing khái niệm hoàn chỉnh cho một xu hướng không mới bởi nhiều doanh nghiệp hiện không có máy chủ riêng, PC chỉ cài một số phần mềm cơ bản còn tất cả đều phụ thuộc vào cloud. Chẳng hạn, họ đăng ký dịch vụ hosting cho website công ty, thuê công cụ quản lý doanh thu từ Salesforce.com, lấy dữ liệu khảo sát thị trường từ tổ chức Survey Monkey... Và tất nhiên, họ dùng Google để tìm kiếm, phân tích, chia sẻ và lưu trữ tài liệu.

Điện toán đám mây không còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ điện toán đám mây. Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel … Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, chi phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này.

Điện toán đám mây đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Vấn đề là bản lĩnh của doanh nghiệp có dám ứng dụng công nghệ mới vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh hay không. Vì vậy, dù công ty ở quy mô lớn hay nhỏ, cũng nên thử dùng dịch vụ này, nếu không có thể đã bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Đề tài này tôi đã trình bày tổng quan về điện toán đám mây (Cloud Computing) qua các định nghĩa của nhiều người với nhiều góc độ khác nhau. Các bài báo cũng đã khảo sát các vấn đề liên quan đến việc cung cấp tài nguyên trên môi trường điện toán đám mây. Đồng thời cũng đề cập đến việc so sánh giữa các hệ thống Grids và Clouds trên các tiêu chí, cũng như nêu ra hiện trạng ứng dụng điện toán đám mây của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạn chế… Hiện nay nhiều công ty đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người.

Trong khi đó, về lý thuyết, Cloud Computing sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.

Công nghệ Điện toán đám mây là xu thế chung của thời đại, việc đưa ra ứng dụng, phát triển rộng rãi là điều tất yếu, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhưng để theo kịp xu thế, để thị trường phát triển mạnh thì còn nhiều điều cấp thiết. Thay đổi một tư duy làm việc, một thói quen hoạt động là điều mà các nhà cung cấp phải làm doanh nghiệp Việt Nam nhìn ra và chấp nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ, Bài giảng Tính toán lưới và Điện toán lưới, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, 2013.

[2] Grace A. Lewis, The Role of Standards in Cloud-Computing Interoperability, 2012.

[3] Borko Furht, Armando Escalante, Handbook of Cloud Computing, 2010.

[4] Ian Foster, Yong Zhao, Ioan Raicu, Shiyong Lu, Cloud Computing and Grid Computing 360-Degree Compared, Grid Computing Environments Workshop, 2008.

[5] Andrew J. Younge et al, Efficient Resource Management for Cloud Computing Environments, 2010.

[6] Marco Guazzone et al, Energy - Efficient Resource Management for Cloud Computing Infrastructures, 2011.

[7] David F. Soll, Cloud Computing - A General State of the Union, 2009. [8] Website: http://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_computing http://infreemation.net/cloud-computing-linear-utility-or-complex- ecosystem/ http://trainnet.wordpress.com/2012/05/17/quan-ly-ao-hoa-trong-dien-toan- dam-may/ http://kenhgiaiphap.vn/Detail/1225/Dien-toan-dam-may-Su-truong-thanh-tat- yeu.html http://giaiphap-it.com/threads/giai-phap-ao-hoa-cho-may-chu.301/ http://support.vnn.vn/VN/Index_detail.aspx?lang=1&Object=4&newsid=767 http://thebusiness.vn/Home/Article/674/

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên ảo trong điện toán đám mây (Trang 39)