Chủ trương và biện pháp của thị trấn Lang Chánh trong việc vận dựng đường lối của Đảng.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 25)

dựng đường lối của Đảng.

Quán triệt đường lối đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đảng bộ Lang chánh tiến hành tổ chức đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII (3/1996) đề ra phương hướng, mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ trờn địa bàn Lang Chánh thực chất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nụng thụn.Trong nông nghiệp bao gồm nông nghiệp và lâm nghiệp, trong nông thôn bao gồm cả kinh tế, văn hoá, xã hội.

Ánh sáng của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã hướng dẫn các Đảng bộ trong tỉnh tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới vào chiều sâu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ ngày 27 đến ngày 29-11-2001 Đảng bộ huyện Lang Chánh tiến hành Đại hội lần thứ XIX. Đại hội đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng ngành. Trong phát triển kinh tế Lang Chánh phải phát huy tiềm năng đất đai, tài nguyên, lao động sẵn có, nâng cao tính tự lực, tự cường, tranh thủ sự đầu

tưm phát triển trồng trọt và chăn nuôi, đưa chăn nuôi đại gia súc trở thành ngành sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ - thương mại ở các tụ điểm dân cư, xây dựng các cụm kinh tế - kỹ thuật, thực hiện tốt các dự án kinh tế - xã hội. Đối với cỏc xã vùng cao: Tập trung quản lý bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây lúa, cây lấy củ có bột, cây ăn quả phù hợp với điều kiện. Đối với cỏc xó vựng thấp: Tập trung thâm canh cây lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển cây ăn quả có chất lượng. Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ chăm sóc tu bổ, khai thác rừng một cách hợp lý; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.Từng bước hình thành vùng nguyên liệu giấy theo quy hoạch của tỉnh đề ra. Đặc biệt đối với thị trấn phải phát triển cả lâm – nông – công nghiệp và dịch vụ, hình thành vành đai thực phẩm, thực hiện quy hoạch dân cư, bảo vệ môi trường.Về văn hoá – xã hội phải đẩy lùi tệ nạn xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội của Đảng, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhõn tài.Xõy dựng đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ngang tầm với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lang Chánh, uỷ ban nhân dân thị trấn Lang chánh đã thực hiện quán triệt đường lối “công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ” của Đảng cho toàn bộ nhân dân thị trấn.Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, khai thác hợp lý tiềm năng thế mạnh.Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội để khai thác hiệu quả tiềm năng của mình.Gần 10 năm đầu tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị trấn, toàn thể nhân dân thị trấn Lang Chỏnh đó tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, hạ thấp tể lệ nông nghiệp trong GDP, tăng nhanh tỷ lệ thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đổi mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển

nền kinh tế hàng hoỏ.Cựng với sự phát triển kinh tế, dưới sự lãnh đạo của hội đồng nhân dân thị trấn Lang Chỏnh đã đõỷ nhanh tốc độ phát triển văn hoá, từng bước xoỏ đúi giảm nghèo, nâng cao dân trí, đào tạo lực lượng lao động, bồi dưỡng nhân tài, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương được tiến hành trong điều kiện ổn định thuận lợi, bình yên và tạo thành tựu mới to lớn và đặt nền tảng cho sự phát triển sau này.

2.2 Sự chuyển biến kinh tế của thị trấn Lang Chánh - huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 25)