Nông – lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 29)

2.2.1.1 Nông nghiệp

Trong lịch sử phát triển của nước ta nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng.Nụng nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình thành đầu tiên của xã hội loài người, là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất ra tư liệu thiết yếu nhất cho con người (lương thực - thực phẩm) mà không một ngành sản xuất nào thay thế.Trong tác phẩm của mỡnh, Cỏc Mỏc viết: “Việc sản xuất vật chất thực phẩm là điều kiện sống đầu tiên của những người sản xuất ra trực tiếp và của tất cả các dạng sản xuất nói chung”. Đến Enghen cho rằng: “Trước hết con người phải có ăn, ở, mặc trước khi họ lo chuyện chính trị - kinh tế - nghệ thuõt – tụn giỏo”.Nụng nghiệp phát triển là điều kiện quan trọng để xây dựng quỹ tiêu dùng ngày càng nhiều cho xã hội và góp phần tích luỹ cho nền kinh tế.Nông nghiệp phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới các ngành công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp.Nụng nghiệp không chỉ sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho con người mà còn là nơi cung cấp các tư liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến nông – lâm, thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp.Nông nghiệp còn là nguồn cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Riêng đối với nước ta, nông nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng.Những năm gần đây nền nông nghiệp Việt Nam đã làm cho thế giới phải kinh ngạc.Bởi vì, từ chỗ thiếu ăn triền miờn thì bây giờ Việt Nam trở

thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.Sự chuyển biến mạnh mẽ như vậy là nhờ vào đường lối lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là việc vận dụng đường lối đó vào nông nghiệp nông thôn được tiến hành phù hợp vơớ quy luật kinh tế - xã hội và quy luật sinh học tự nhiên trong xã hội.

Đất nông nghiệp của thị trấn chiếm 0,8% diện tích nông nghiệp toàn huyện.Quán triệt đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, uỷ ban nhân dân thị trấn Lang Chỏnh đó xác định: Trong nông nghiệp phải tích cực thay đổi mùa vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. Đưa tỷ lệ giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao vào sản xuất trên 80% diện tớch.Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ đông để vụ đông trở thành tập quán sản xuất của nhân dân.Việc áp dụng và đưa cung ứng vật tư đầy đủ, kịp thời, tập trung đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng làm sản xuất nông nghiệp của thị trấn có những chuyển biến rõ nét.Kinh tế nông nghiệp của thị trấn phải phát triển mạnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc kinh tế nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chuyển dịch cả cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế.

Nông – lâm nghiệp thị trấn Lang Chánh trong giai đoạn này có sự biến đổi lớn.Tỷ trọng mặc dù có giảm trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân địa phương.Trong chớnh cú cấu nông nghiệp- lâm nghiệp cũng có sự thay đổi:

Bảng 2.2.2: Cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996 đến năm 2008 (%)

Tỷ trọng 1996 1998 2001 2005 2008

Trồng trọt 36 33 31 27 25

Chăn nuôi 20 21 23 26 27

Thuỷ sản 7 8 9 9 10

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND thị trấn năm 1996, 1998, 2001, 2005, 2008)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng của các ngành đều tăng chỉ riêng ngành trồng trọt giảm. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành lõm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và ổn định chiếm 37% năm 1996 và 38% năm 2008. Điều này chứng tỏ kinh tế lõm nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trấn Lang Chánh. Ngàng trồng trọt có sự biến đổi lớn nhất trong cơ cấu kinh tế thị trấn. Năm 1996 tỷ trọng ngành trồng trọt là 36%, đến năm 2008 giảm xuống 25%, tức trong 12 năm giảm 9%, trung bình hàng năm giảm 0,75%.Trong khi đó ngành chăn nuôi tăng nhanh chóng, năm 1996 chiếm 20%, đến năm 2008 chiếm 27%, tăng 7% trong 12 năm, tức trung bình tăng 0,58% hàng năm.

Đõy là sự chuyển dịch tích cực trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thị trấn Lang Chánh. Mặt khác không chỉ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự biến đổi mà ngay trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành và nhúm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay là hướng tới một nền nông nghiệp hàng hoá tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị.

Công nghiệp hoá nông nghiệp cũng bắt đầu diễn ra mạnh hơn giai đoạn trước. Nông dõn đã chủ động mua sắm máy móc phục vụ sản xuất: máy tuốt lúa, máy gặt …Đặc biệt trong giai đoạn này đã xuất hiện các dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ VAC đẩy mạnh sản xuất.

* Trồng Trọt

Trồng trọt của thị trấn Lang Chánh trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến rừ rệt: giảm tỷ trọng cõy lương thực, tăng diện tích cõy có giá

trị hàng hoá cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Ruộng đất được giao cho nhân dân thị trấn và quy định rõ trách nhiệm của người nhận ruộng: nông dân có quyền chủ động đầu tư kinh doanh, sử dụng ruộng đất sao cho có hiệu quả kinh tế cao.Nụng dõn phải có nhiệm vụ nộp thuế nông nghiệp như đúng quy định của nhà nước. Đồng thời phải sử dụng đất theo đúng quy luật đất đai mà nhà nước ban hành. Xu hướng độc canh cõy lương thực đã được hạn chế trong ngành trồng trọt, thay vào đó là việc trồng những loại cõy có năng suất cao, có giá trị hàng hoá lớn.

Công ty cây trồng Thanh Hoá sớm chủ động hợp tác kinh tế với các đơn vị, hộ nông dân, để giúp họ về giống, vốn, vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất cho người nụng dõn…Điều này đó giỳp cho ngành trồng trọt của tỉnh Thanh Hoá nói chung và thị trấn Lang Chánh nói riêng phát triển mạnh trong những năm gần đây.

Bảng 2.2.3 Diện tích trồng trọt ở thị trấn Lang Chánh Đơn vị: ha Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2004 2008 Cây lúa 21 21,5 21 22,8 22,8 23,3 21,5 25 Cây hoa màu 23 25,7 25,8 25,5 25,40 26,6 26,6 27,2

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND thị trấn từ năm 1997 đến 2008)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy diện tích cây lúa phát triển không đồng đều.Năm 1997: 21 ha chiếm 48% diện tích trồng trọt. Đến năm 2002 tăng lên 23,3 ha chiếm 47 %.Nhưng bắt đầu từ năm 2003, diện tích cây lúa có xu hướng giảm xong không đáng kể.Năm 2004 cả thị trấn chỉ còn 21,5 ha trồng lúa (quay trở lại mốc năm 1998). Đến năm 2008 diện tích lại tăng lên 25 ha chiếm 48,4%, so với năm 1997 tăng 4 ha.Ngược lại với sự phát triển không đồng đều của cây lúa thì cây hoa màu lại tăng đều mặc dù tăng không đáng kể.Năm 1997 toàn thị trấn có 23 ha trồng cây hoa màu (Ngô,

khoai, sắn…).Năm 1998: 25,7 ha; Đến năm 2004 tăng lên 26,6 ha chiếm 55% trong diện tích trồng trọt.Năm 2008 diện tích trồng cây hoa màu đã tăng lên 27,2 ha, tăng 4,2 ha so với năm 1997.Diện tích trồng trọt tăng lên là do năm 2006 thị trấn Lang Chỏnh sỏp nhập thêm hai bản: Bản Trải 2. Đây là địa bàn có diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu.Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp đã nâng mức bình quân lương thực của người dân thị trấn lên mức đủ ăn và dư thừa.Năm 1997 bình quân lương thực đạt 330 kg/người/năm. Đến năm 2007 tăng lên 480 kg/người/năm.

Từ bảng số liệu trờn cũn cho thấy tỷ trọng cây lúa so với cây hoa màu trong diện tích nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Bảng 2.2.4 Diện tích trồng lúa của thị trấn Lang Chánh

Năm Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2002 2004 2006 2007 2008 Diện tích vụ chiêm Ha 12 17 17 17,5 17,6 18 21 21,3 22 Diện tích vụ mùa Ha 22 22,3 22,6 23 23,4 23,6 26 26,8 27,6 Năng suất tấn 3,5 4,25 3,9 4,4 4,64 5,08 5,25 5,3 5,35 Tổng sản lượng lúa tấn 134 176,5 160,5 180 212,3 224,5 236,36 234,35 230 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND thị trấn từ năm 1996 đến 2008)

Bảng số liệu cho thấy tổng diện tích trồng lúa của thị trấn có tăng nhưng chậm.Trong vòng 11 năm diện tích trồng lúa tăng 15.6 ha, bình quân tăng 1,4 ha/năm.Trong đó khoảng chênh lệch giữa diện tích đất trồng lúa vụ chiêm và vụ mùa đang có xu hướng thu hẹp.Năm 1997 diện tích đất vụ chiêm chỉ có 12 ha chiếm 35,2%, còn diện tích vụ mùa 22 ha chiếm 64,8%.Nhưng đến năm 2008 diện tích vụ chiêm đã tăng lên 22 ha, tức là tăng 10 ha trong vòng 12 năm, chiếm 44,3%.Còn diện tích vụ mùa mặc dù cũng tăng nhưng tăng chậm.Năm 2008 có 27,6 ha, tăng 4,6 ha trong 11 năm và chiếm 45,7% diện tích trồng lúa.

Về năng xuất thì tăng một cách rừ rờt. Năm 1997 năng xuất mới đạt 3,5 tấn/ha, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 5,35 tấn/ha, tăng 1,85 tấn.Diện tích trồng lúa của thị trấn tăng là vì diện tích được mở rộng thêm.Trạm khuyến nông của huyện đã cung ứng giống và tập huấn chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật, đồng thời tuyên truyền khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất. Bắt đầu từ năm 1996 UBND thị trấn tích cực đưa các giống lúa mới vào trồng ở thị trấn Lang Chánh như Nghi Hương, VL20… Bình quõn sản lượng lúa trên đầu người là 4,6 tấn/người/năm. Năm 2005 Đảng bộ nhân dân thị trấn được Huyện uỷ trao tặng là địa phương sản xuất giỏi.

Năm 1997 UBND thị trấn Lang Chánh đưa cây mía vào trồng trên địa bàn.Năm 1999 thị trấn Lang Chỏnh đó cung cấp một khối lượng 1,2 tấn (cả huyện cung cấp 5 tấn) mía cho công ty mía Đường Lam Sơn.Công ty đường Lam Sơn đã vận dụng đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước giao quyền tự chủ hoạch toán sản xuất – kinh doanh.Cụng ty đã chủ động hợp tác liên kết với người trồng mía bằng một hệ thống chớnh sỏch: giúp đỡ vốn và máy làm đất, làm đường giao thông, giống mới, hổ trợ lương thực, xây dựng phương thức mua và giá cả hợp lý đảm bảo quyền lợi cho người trồng mía. Từ những quan hệ liên kết hợp tác với ngân hàng, với nông trường, với người trồng mía, công ty Đường đã tạo thuận lợi tốt nhất cho người trồng mía ở thị trấn Lang Chỏnh phỏt triển.Nhiều mảnh đất đã chuyển từ trồng rừng sang trồng cây mớa.Phỏt triển cây mía đang là chủ trương của UBND thị trấn trong những năm gần đây.

Nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, dệt vải được đưa trở lại với nông nghiệp thị trấn.Năm 1999 diện tích trồng dâu là 1,7 ha. Đến năm 2003 tăng lên 2,5 ha, sản lượng sản xuất kén Tằm: 850 kg, giá trị sản phẩm dâu tằm cả năm đạt 17,6 triệu.Năm 2006 Bản Trải được đưa vào kế hoạch phát triển làng nghề dệt vải cổ truyền của người dân địa phương. UBND thị trấn đã có những chính sách cụ thể cho việc phát triển làng nghề dệt vải ở Bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trói như tạo nguồn vay vốn, khuyến khích nhõn dõn sản xuất…Năm 2008 làng nghề dệt vải ở Bản Trải đã đi vào sản xuất và đạt được những thành quả tích cực, chứng tỏ sự phát triển mạnh cho tương lai nghề cổ truyền dệt vải ở thị trấn Lang Chánh.

Trong giai đoạn trước cõy công nghiệp ngắn ngày và cõy công nghiệp dài ngày đã được đưa vào trồng ở thị trấn khoảng nhưng chưa phát triển. Đa số chỉ trồng xen kẽ trên các thửa ruộng. Đến giai đoạn này cõy công nghiệp ngắn ngày như cõy đậu tương, lạc …đã phát triển mạnh, đưa lại thu nhập lớn cho người dõn địa phương.

Cõy lương thực chủ yếu trồng ở thị trấn Lang Chánh là sắn, ngô, khoai… Năm 1996 toàn thị trấn mới trồng khoảng 16 ha cõy lương thực, nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 19 ha. Trong đó, cõy sắn chiếm chủ đạo lớn nhất trong cõy lương thực thị trấn vì phù hợp với đất đồi, khí hậu của địa phương. Sản lượng cõy lương thực quy thóc tăng nhanh chóng. Năm 1996 đạt 145 tấn, đến năm 2006 đạt 367 tấn. Điều này đã đảm bảo nhu cầu cho ngành chăn nuôi, đảm bảo nhu cầu lương thực gia súc, gia cầm.

Việc phát triển hoa màu tại thị trấn Lang Chánh là phù hợp với một khu dân cư có bình quân ruộng canh tác thấp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 1996 thị trấn có 14 ha trồng hoa màu, đến năm 2007 tăng lên 17,6 ha. Hiện nay xung quanh các thửa ruộng đã hình thành nên một vành đai rau xanh, với nhiều chủng loại rau như: khoai tây, bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua…Từ sản phẩm phục vụ bữa ăn gia đình, mang tớnh chất tự cung tự cấp, rau trở thành hàng hoá chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập của các gia đình.

Bảng: Tổng giá trị trông trọt của thị trấn qua các năm

Năm 1997 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng giá trị (triệu đồng)

545 794 1,1 1,3 1,6tỷ 1,7tỷ 1,8 tỷ

Giá trị của ngành trồng trọt tăng nhanh trong những năm gần đõy. Năm 1997 tổng giá trị đạt 545 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 1,8 tỷ đồng, trong 11 năm tăng gần 1,3 tỷ. Điều này cho mặc dù trong cơ cấu ngành nông nghiệp trồng trọt giảm, nhưng vẫn chiếm giá trị lớn đối với thu nhập của người dõn.

Từ đó bình quõn lương thực của người dõn thị trấn có sự chuyển biến mạnh mẽ.Năm 1997 bình quõn lương thực đạt 330 kg/người/năm. Đến năm 2007 tăng lên 480 kg/người/năm. Trong 10 sản lượng lương thực tăng 150 kg/người/năm. Điều này cho thấy ngành trồng trọt đã đáp ứng nhu cầu lương thực của người dõn thị trấn.

* Chăn nuôi

Do sự phát triển của ngành trồng trọt đã kéo theo sự phát triển của ngành chăn nuụi.Ngành chăn nuôi của thị trấn phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Thị trấn Lang Chánh là một thị trấn miền núi, có diện tích đất rừng, đất đồng cỏ. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuụi.Cơ cấu vật nuôi thay đổi đa dạng, phong phú: Trâu, bò, lợn, gia cầm…Chăn nuôi tập thể giảm dần nhường chỗ cho chăn nuôi hộ gia đình. đặc biệt nhiều hộ gia đình đã chyển dần sang hình thức chăn nuôi trang trại điển hình như các chủ trang trại chăn nuôi gà, lợn, vịt theo phương thức công nghiệp.

Mô hình kinh tế trang trại đã có từ lâu và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế trang trại cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nụng thụn.Vỡ vậy để khuyến khích kinh tế trang trại gia đình phát triển, tỉnh uỷ đó cú nghị quyết 07/NQ/TU ngày 02 tháng 06 năm 1999 và nhiều chủ trương chính sách khỏc đó làm cho kinh tế trang trại gia đình của tỉnh Thanh Hoá nói chung và thị trấn Lang Chánh nói riêng phát triển.

Kinh tế trang trại gia đình phát triển đã thu hút được một phần vốn nhàn rỗi trong dân cư, diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn bỏ hoang vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp và đã tạo ra một số lượng lớn sản phẩm tiêu dùng cho xã hội.Ngoài hiệu quả kinh tế - xã hội, kinh tế trang trại đã góp phần tạo thêm việc làm cho nông dân, hạn chế được tiêu cực trong nông nghiệp, nông thôn.Hiểu được thế mạnh của kinh tế trang trại, UBND thị trấn đó cú những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 29)