HIỆN ĐẠI HÓA (1996-2008) 3.1 Sự chuyển biến của dõn cư

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 53)

3.1 Sự chuyển biến của dõn cư

Thị trấn Lang Chánh thành lập cũng đồng nghĩa với việc thu hút dân cư tập trung về đõy.Theo số liệu báo cáo hàng năm của UBND thị trấn Lang chánh, số dân của thị trấn có sự gia tăng trong giai đoạn 1996 – 2008 mặc dù tăng không đáng kể.

Bảng 3.1.1:Dân số thị trấn Lang Chánh giai đoạn 1996 – 2008

Năm Số hộ số dân (người)

1996 653 2819 2001 923 3825 2002 931 3862 2003 937 3898 2004 983 4010 2005 1022 4060 2006 1123 4183 2007 1138 4215 2008 1147 4329

(Số liệu thống kê phòng dân số UBND thị trấn Lang Chánh) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trong 12 năm từ 1996 đến 2008, dân số thị trấn Lang Chánh tăng từ 653 hộ lên 1235 hộ, tăng 582 hộ.Cựng với số hộ tăng thì số dân thị trấn cũng tăng từ 2819 người năm 1996 lên 4.329 người, tăng 1510 người.Tức là trung bình hàng năm tăng 125 người.Trong đó tỷ lệ nam, nữ của thị trấn cũng có những biến đổi.Năm 2001 Nam: 1.831 người;Nữ: 1.994, tức là hơn số Nam 163 người.Năm 2008 tỷ lệ chênh lệch rút ngắn hơn còn 91 người (Nam: 2119, Nữ:2210 người).Nguyờn nhân dân số tăng là do sự phát triển của thị trấn đã thu hút dân cư về đây,

cũng như chính sách mở rộng diện tích của nhà nước đối với trung tâm kinh tế - xã hội của một huyện.

Thị trấn chia thành 9 đơn vị phố bản.Sự gia tăng dân số còn thể hiện cụ thể ở từng đơn vị phố bản

Bảng3.1.2: Dân số phố bản của thị trấn Lang Chánh

Tên địa bàn Số hộ Nhân khẩu Số hộ Nhân khẩu

Tổ 1 phốII 89 441 144 504 Tổ 1 phố II 84 263 117 386 Phố III 75 286 121 358 Bản Lưỡi 56 288 72 332 Bản Trải 1 69 393 109 598 Bản Trải 2 114 634 Tổ 1 phố III 87 361 128 421 Tổ 2 phố III 93 291 141 394 Tổ 3 phố III 101 496 201 702

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy dân số ở từng phố bản của thị trấn phân bố không đều.

Năm 1996 xếp theo thứ tự từ các phố, bản có số dân cư là (1) Tổ 3 phố III; (2)Tổ 1 phố II; (3)Bản Trải; (4)Tổ 1 phố III; (5) Tổ 2 phố III; (6) Phố III; (7)Bản Lưỡi ; (8) Tổ 1 phố II. Tổ 3 Phố III dân cư sinh sống nhiều nhất với số hộ:101 và số nhân khẩu: 496.Bản Lưỡi chiếm số lượng ít nhất với số hộ: 56 và 278 nhân khẩu, tức là kém hơn dân cư Tổ 3 phố III là 45 hộ và 218 nhân khẩu.Năm 2006 thị trấn sáp nhập thêm Bản Trải 2 đã khiến cho dân cư có sự biến đổi. Năm 2008 số hộ và nhân khẩu của thị trấn có sự biến đổi theo thứ tự: (1) Tổ 3 phố III; (2) Bản trải 2; (3) Bản trải 1;(4) Tổ 1 phố II; (5) Tổ 1 phố III; (6) Tổ 2 phố III;(7) Tổ 1 phố II; (8) Phố III; (9) Bản lưỡi.

Theo quy luật chung ở đâu kinh tế - xã hội phát triển thì ở đó thu hút dân cư đến sinh sống.Sự phân bố dân cư không đều của phố, bản thị trấn cũng nằm trong quy luật đó. Trong vòng 12 năm dân cư các phố, bản đều tăng.Tổ tăng nhanh nhất là Tổ 3 phố III (206 người), tức trung bình mỗi năm

tăng 17 người.Tổ tăng chậm nhất là Bản Lưỡi (44 người), tức trung bình hàng năm tăng 3,7người.

Sự phõn bố không đều của các tổ là do nhiều nguyên nhõn, trong đó có sự khác biệt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của khu vực đó. Trong các tổ phố, bản của thị trấn Lang Chánh thì phố II và phố I có dõn số tập trung nhiều nhất vì ở đõy kinh tế phát triển và là địa bàn tập trung nhiều cơ sở hạ tầng của thị trấn. Ngoài ra, chính trong thành phần dõn cư của từng phố, bản cũng có sự thay đổi.

Bảng 3.1.3: Thành phần dân tộc trong từng phố, bản của thị trấn Lang Chánh

Năm Kinh Mường1996 Thái Kinh Mường2008 Thái

Tổ 1, phố II 310 125 6 369 127 8 Tổ 2, phố II 214 45 4 331 49 5 Phố III 255 11 20 323 12 23 Bản Lưỡi 5 271 12 14 313 5 Bản Trải 1 88 282 23 124 443 31 Bản Trải 2 127 451 56 Tổ1, phố I 320 35 6 380 39 2 Tổ 2, phố I 212 50 30 308 54 32 Tổ 3, phố I 341 137 18 493 168 41

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của thị trấn Lang Chánh) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy người kinh chiếm đa số ở thị trấn Lang Chánh. Năm 1996 người kinh chiếm 61,9% trong tổng số nhõn khẩu, đến năm 2008 đã tăng lên 62,43%. Trong toàn huyện, người kinh chỉ chiếm 13% chứng tỏ người kinh sống chủ yếu ở thị trấn. Điều này có là một thuận lợi lớn cho sự phát triển của thị trấn Lang Chánh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 3.1.4: Tỷ lệ tăng dân số của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996-2008

Năm Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

1996 1,7

1998 1,41999 1,3 1999 1,3 2000 1,2 2002 1,11 2005 0,97 2006 0,98 2007 0,94 2008 0,97

(Nguồn: Phòng dân số UBND thị trấn Lang Chánh)

Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn nhìn chung là giảm.Năm 1996 là 1,7 %, đến năm 2008 còn 0,97 %, giảm 0,73% trong 12 năm.Nguyên nhân là do nhân dân địa phương đã thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu theo mục tiêu “Xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phỳc”.Ban dân số kế hoạch hoá gia đình thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận tăng cường công tác truyền thông lồng ghép gia đình và đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, cung cấp các dịch vụ tránh thai, tổ chức khám phụ khoa theo đúng quy định của ngành y tế.Từ đó năm 2001 kết quả về công tác dân số là:

- Tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 766 cặp

- Số cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai: 556 cặp

- Số sinh thêm là 58 cháu

- Số sinh con thứ 3 : 6 cháu

Đến năm 2007 số sinh con thứ 3 còn 3 trường hợp,số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai là 542 cặp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyờn nhân khiến giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn Lang Chánh là do chính sách của nhà nước về kế hoạch hoá gia đình như chính sách sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức.Ngoài ra còn do trình độ trí thức của người dân thị trấn ngày càng nâng cao với nhận thức “sinh con khoẻ, dạy con tốt”, do công tác y tế phát triển đảm bảo công tác chăm sóc bà

mẹ, trẻ em...Tâm lý ngại sinh con đang xuất hiện nhiều trong người dân thị trấn. Điều này cũng khiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn giảm.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn giảm nhưng dân số thị trấn vẫn tăng đều là do tỷ lệ tăng dân số cơ học của thị trấn.Gia tăng dân số cơ học là quá trình dân số tăng lên do di cư từ nơi khác tới.Dõn số tăng lên theo con đường cơ học là do sức hút của thành thị đối với dân cư và nguồn lao động trong quá trình phát triển kinh tế.Những nơi có nền kinh tế phát triển cũng như điều kiện cuộc sống tốt thì nơi đó thu hút được nhiều dân di cư đến.

Bảng 3.1.5: Quá trình gia tăng dõn số cơ học của thị trấn Lang Chánh

Năm Chuyển đến Chuyển đi Gia tăng cơ học (%)

1996 112 79 33

2000 175 98 77

2004 189 103 86

2007 235 145 90

(Nguồn: số liệu phòng nội vụ huyện Lang Chánh) Thị trấn Lang Chánh là một thị trấn của huyện miền núi Thanh Hoá nhưng có nền kinh tế phát triển nhất so với cỏc xó trong huyện, và so với các vùng lân cận thì thị trấn đang có tiềm năng phát triển mạnh. Chính vì vậy những năm gần đây thị trấn đã thu hút được một lượng dân cư đến đây. Trong 11 năm dõn số chuyển đến thị trấn Lang Chánh là 711 người, trung bình hàng năm chuyển đến 64 người. Số người chuyển đến năm 2007 cao nhất là 235 người. Số người chuyển đến thị trấn là: những người từ các xã trong huyện chuyển đến để hưởng cơ sở hạ tầng tốt hơn và một lượng người chuyển đến kinh doanh, làm việc tại thị trấn rồi định cư lại.

Số người chuyển đi từ năm từ 1996 đến 2007 là 425 người, trung bình hàng năm chuyển đi 38 người. Khi điều kiện kinh tế được phát triển, cư dõn thị trấn có cuộc sống sung túc và ổn định. Từ đó người dõn có tõm lý chuyển đến những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ chăm sóc tốt hơn nên họ đã chuyển xuống thành phố Thanh Hoá hay các tỉnh lõn cận. Ngoài

ra cũn có một số lượng dõn cư thị trấn chuyển đi là do chuyển công tác, do nhu cầu bản thõn…

Nhìn chung tỷ lệ gia tăng cơ học của thị trấn Lang Chánh chưa cao vì đõy là một thị trấn của huyện miền núi. Mặc dù thị trấn trong những năm gần đõy có sự phát triển nhưng so mặt bằng chung của tỉnh Thanh Hoá thì nền kinh tế thị trấn Lang Chánh đang cũn nhiều khó khăn. Vì vậy sức hút về dõn cư ở đõy không mạnh như các trung tõm phát triển nơi khác. Nhưng với số lượng chuyển đến đa số là lao động trẻ, khoẻ, có năng lực…sẽ trở thành lực lượng chủ yếu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thị trấn.

* Mật độ dân số

Mật độ dõn số là kết quả của quá trình tụ cư. Trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mật độ dõn số của thị trấn Lang Chánh có sự biến đổi.

Bảng 3.1.6: Mật độ dõn số của thị trấn Lang Chánh

Năm Số dân (người) Mật độ dân số (người/km2)

1996 2819 1452

2001 3825 1545

2003 3898 1615

2005 4060 1700

2008 4329 1784

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND thị trấn Lang Chánh) Mật độ dõn số của thị trấn Lang Chánh trong giai đoạn này tăng liên tục nhưng chậm. Theo điều 13-14, nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 hệ thống đô thị được phõn làm 5 loại, trong đó “Đô thị loại V được quy định là trung tõm tổng hợp hay chuyên ngành về kinh tế, văn hoá, KHKT, chin phối sự phát triển trong huyện hoặc trong xã. Dõn số nhỏ hơn 4 ngàn người với mật độ dõn số 2000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 65% trở lên”. Nhưng đối với các đô thị miền núi, vùng sõu, vùng xa thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu không dưới 70% so với chỉ tiêu chung. Vậy theo

nghị định này, mặc dù mật độ dõn số thị trấn tăng chậm nhưng thị trấn Lang Chánh đủ điều kiện được công nhận là đô thị loại V.

Bước sang giai đoạn này, kinh tế thị trấn Lang Chánh có sự chuyển dịch: tăng tỷ trọng ngành thương nghiệp, dịch vụ và thủ công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Điều này đã tác động đến đời sống của người dõn thị trấn và đặc biệt dẫn đến sự phõn tầng xã hội.

Bảng 3.1.7: Phõn hoá xã hội của thị trấn Lang Chánh

Năm Số hộ tỷ lệ (%) Số hộ tỷ lệ (%)

Nông dân 233 35,6 299 26,1

Công nhân viên chức 171 26,2 362 33,1

Kinh doanh 139 21,2 346 30,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngành khác 110 17 140 11,6

(Nguồn: Số liệu phòng nội vụ huyện Lang Chánh năm 1996, 2008) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy sự biến đổi trong thành phần xã hội của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996-2008. Giai cấp nông dân vốn là giai cấp chiếm chủ yếu, bền vững suốt bao năm qua bây giờ bắt đầu có sự thay đổi. Do tác động của sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông dân ngày càng bị phõn hoỏ sâu sắc. Số hộ nông dân thoát ly khỏi đồng ruộng ngày càng đông. Hiện thức thứ nhất là họ trở thành công nhân cho các xí nghiệp, nhà mỏy… Hình thức thứ hai là họ lao vào buôn bán hoặc tham gia các dịch vụ, ngành nghề tư nhân, năng động trong cuộc sống. Nhưng có một số người không khẳng định được vị trí của mình trong thương trường, làm ăn thua lỗ, trở thành những người thất nghiệp, ăn bám gia đình. Số hộ nông dân trong kết cấu xã hội của thị trấn Lang Chỏnh cú tăng từ 233 hộ năm 1996 lên 299 hộ năm 2008, nhưng trong tỷ lệ nông dân lại giảm.Năm 1996, số hộ nông dân chiếm 35,6% tổng số hộ đến năm 2008 giảm xuống còn 26,1% số hộ. Việc tăng về số lượng nông dân chỉ xuất phát từ tăng dân số tự nhiên trong thành phần nông dân mà không có sự bổ sung nào từ giai cấp nào.

Số hộ sống bằng kinh doanh trong kết cấu xã hội của thị trấn tăng nhanh nhất. Năm 1996 chỉ chiếm 21,2%, đến năm 2008 tăng lên 30,2%, tăng

gấp 2,5 lần. Sự thay đổi của số hộ kinh doanh là do số lượng nông dõn thoat ly đồng ruộng và chuyển sang buôn bán hoặc tham gia dịch vụ, ngành nghề tư nhõn,…Số hộ kinh doanh tăng chứng tỏ nền kinh tế thương mại, dịch vụ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trấn.

Số hộ công nhõn viên chức trong kết cấu xã hội của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996-2008 cũng tăng lên. Năm 1996 có 171 hộ công nhõn viên chức chiếm 26,2%, đến năm 2008 tăng lên 362 hộ, chiếm 33,1% tổng số hộ. Sự tăng lên của số hộ công nhõn viên chức là do chớnh vai trò của thị trấn Lang Chánh. Ngay từ khi mới thành lập thị trấn đã mang chức năng trung tõm hành chớnh-chính trị- kinh tế - văn hoá của huyện Lang Chánh. Chớnh vì vậy ở thị trấn tập trung một lượng lớn cán bộ công nhõn viên chức để phục vụ cho bộ máy chính quyền.

Những biến đổi về mặt dân cư đã biến đổi khu vực thị trấn Lang Chánh từ một khu vực có kết cấu xã hội thuần nhất, bền vững, mang tính chất nông thôn thành một khu vực có kết cấu xã hội đa dạng, phức tạp và ngày càng đậm nét đô thị. Công nhân viên chức và kinh doanh chiếm số lượng lớn trong cơ cấu xã hội thị trấn. Sự phõn hoỏ của giai cấp nông dân phản ánh sự phát triển của nền kinh tế theo hướng đô thị hoá, đa dạng về cơ cấu, dần thoát ly khỏi đồng ruộng và theo hai chiều hướng chính: trở thành công nhân hoặc tiểu thương, tiểu chủ. Điều này là một yếu tố tích cực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tại trấn Lang Chánh được nhanh và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) (Trang 53)