Đánh giá các chính sách triển khai chiến lược cho sản phẩm bánh trung thu Kinh Đô

Một phần của tài liệu Đánh giá các chính sách triển khai chiến lược cho sản phẩm bánh trung thu kinh đô (Trang 33)

Kinh Đô

4.1. Đánh giá chính sách triển khai của Kinh Đô cho bánh trung thu.Chiến lược marketing Chiến lược marketing

Chiến lược sản phẩm: Kinh Đô rất chú trọng đến sản phẩm với chiến lược lấy yếu

tố truyền thống làm giá trị cốt lõi và làm nên sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường: Các dòng sản phẩm truyền thống như: Vi cá, gà quay jambon, thập cẩm lạp xưởng, đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ…với thành phần là những sản vật của Thủ đo ngàn năm văn hiến như: Sen Quảng Bá, quất Nghi Tàm, Hoa bưởi Diễn…Cùng với sự khác biệt về công nghệ nhất là kỹ thuật chế biến sản phẩm và công thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà bánh trung thu Kinh Đô có mùi vị hấp dẫn riêng.

Chiến lược sản phẩm của công ty tạo nên cơ cấu sản phẩm đa dạng với chất lượng và mẫu mã thiết kế vượt trội khẳng định ưu thế của Kinh Đô trong việc đảm bảo đáp ứng trọn vẹn nhu cầu thưởng thức, biếu tặng đa dạng.Sản phẩm bánh trung thu của Kinh Đô liên tục đứng đầu thị trường.

Chiến lược phân phối: Kinh Đô xây dựng kênh phân phối đa dạng và rộng khắp.Hệ

thống phân phối của Kinh Đô được coi là hoàn hảo nhất trong số các công ty sản xuất bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, cho nên bánh trung thu cũng được hưởng lợi từ hệ thống phân phối có sẵn. Kinh Đô đã tạo nên niềm tin lớn nhờ hệ thống phân phối rộng khắp.

Chiến lược giá: Chiến lược định giá chiết khấu là chính, Kinh Đô đưa ra nhiều mức

giá phù hợp với túi tiền của từng đối tượng. Kinh Đô sử dụng chiến lược giá cạnh tranh đưa ra các mức giá theo chiều rộng. Các chiến lược của Kinh Đô góp phần cho hoạt động phân phối được thuận lợi hơn.

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Góp phần khẳng định thương hiệu bánh trung thu và

quảng bá thương hiệu với người tiêu dùng.

Chính sách về tài chính: Tiềm lực tài chính của Kinh Đô khá mạnh, các chỉ số tài

chính luôn ở mức khá cao, được các nhà đầu tư đánh giá cao. Kinh Đô nên tận dụng ưu thế này để huy động thêm nguồn tài chính.

Thời hạn thanh toán của Kinh Đô được đánh giá khá tốt so với các doanh nghiệp trong ngành, một mặt nó hấp dẫn các nhà cung cấp nhưng cũng tạo nên chi phí không hợp lý là Kinh Đô phải duy trì một lượng tài sản lưu động cao. Vì vậy Kinh Đô cần xem xét lại thời hạn thanh toán cho các nhà cung cấp.

Nên kích thích các bộ phận tìm các nhà cung cấp có giá thật cạnh tranh để có thể giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Chính sách về nhân sự: Tỷ lệ lao động có trình độ cao so với tổng số lao động của công ty còn thấp nên cần có giải pháp nâng cao nguồn nhân lực như: Gửi lao động đi đào tạo thêm hoặc tuyển mới lao động từ bên ngoài. Có những chính sách lương bổng đãi ngộ thích hợp để giữ chân các nhân viên giỏi của công ty, đồng thời có chính sách thu hút nhân viên giỏi từ bên ngoài.

Chính sách R&D: Kinh Đô chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hàng năm

đều tung ra những mẫu sản phẩm mới. Công ty có một phòng nghiên cứu và phát triển và được hỗ trợ bởi các phòng ban khác như: phòng kỹ thuật, phòng marketing…

Công ty nên đầu tư thêm nhân sự và tài chính cho bộ phận này để kích thích họ tạo sản phẩm có giá trị gia tăng hơn.

4.2 Một số phương pháp tăng cường chính sách giúp công ty cạnh tranh tốt hơn:Chính sách marketing: Nên đầu tư mở rộng thị trường tại thị trường nông thôn.Thị Chính sách marketing: Nên đầu tư mở rộng thị trường tại thị trường nông thôn.Thị

chiếm gần 70% dân số cả nước.Hệ thống kênh phân phối của Kinh Đô tuy rộng khắp cả nước nhưng vẫn chưa khai thác khu vực nông thôn mà chỉ tập trung tại các đại lý các siêu thị…tại các thành phố, thị trấn.Do đó Kinh Đô muốn mở thị phần của mình nên quan tâm đến thị trường nông thôn nhiều hơn bằng các dòng sản phẩm có giá ở mức trung bình, hướng vào nhóm khách hàng có thu nhập thấp và trung bình.

Tăng cường đầu tư bán hàng qua mạng, đây là một hình thức phân phối ngày càng phổ biến trên thế giới vì tiết kiệm được thời gian và chi phí.Hệ thống phân phối sản phẩm bánh trung thu hiện nay chủ yếu được biết đến là các siêu thị, đại lý lớn và các kiot trên các tuyến đường.Hình thức bán hàng qua mạng vẫn chưa được phổ biến.

Chính sách tài chính: Do các chỉ số tài chính luôn ở mức cao nên có ưu thế để huy

động nguồn tài chính từ bên ngoài.Tuy nhiên, Kinh Đô phải xem xét huy động hợp lý, tránh phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.

Đối với các nhà phân phối chủ lực, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng như: Cho hưởng chiết khấu hợp lý dựa trên thời hạn thanh toán của họ, ngược lại trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn về tài chính thì có thể tăng thời hạn thanh toán…

Chính sách nhân sự: Nên có những chính sách để đảm bảo nguồn lực cung ứng cho

những ngày trung thu vì thường nguồn lực cho những ngày này đến từ việc thuê những nhân viên bán thời gian.

Chính sách R&D:Khuyến khích đội ngũ kỹ sư, nhân viên…nghiên cứu các giải

pháp nâng cao năng suất lao động, thay thế máy móc, thiết bị nhập ngoại nhằm tiết kiệm chi phí.

Chú ý đến giảm giá thành sản phẩm bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ hao hụt, giảm các công đoạn thừa, không tạo ra giá trị để có thể mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và phát triển thị trường.

C. Kết luận

Việc doanh nghiệp xác định đơn vị kinh doanh chiến lược cho những sản phẩm của mình là rất quan trong. Và để có thể cạnh tranh cho sản phẩm của mình doanh nghiệp cần phải xác định cũng như thực hiên tốt các chính sách chiến lược mà công ty đề ra. Quan

hiện tốt khâu xác định được rõ chiến lược kinh doanh cũng như những chính sách triển khai chúng đó đã là sự thanhd công lớn cho việc phát triển sản phẩm và đem lại sự cạnh tranh hiệu quả, doanh thu lớn cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá các chính sách triển khai chiến lược cho sản phẩm bánh trung thu kinh đô (Trang 33)