LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu GA lop 4 tuan 29 CKT (Trang 38)

Bài 1:

-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài . + GV giải thích :

+ Các em hãy đọc thật kĩ các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu , sau đó lựa chọn cách nói lịch sự .

- Nhận xét câu trả lời của HS.

Bài 2:

-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài . - Yêu cầu HS thực hiện như BT1 - Gọi HS phát biểu .

- GV nhận xét chốt lại câu đúng . Bài 2:

-Gọi HS đọc yêu cầu.

-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và hồn thành yêu cầu so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự , giải thich vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự .

- Phát cho mỗi nhóm 1 băng giấy .

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy lên bảng.

- Lời yêu cầu của HÙng cộc lốc , xấc xược , thể hiện thái độ thiếu tôn trọng người trên )

- HS đọc lại theo giọng điệu phù hợp . - HS nhận xét câu của bạn .

+ HS tự phát biểu ghi nhớ . - 4 HS nhắc lại .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . + Lắng nghe .

+ HS suy nghĩ và tiếp nối phát biểu : - Cách nói lịch sự là câu b và c :

- Lan ơi , cho tớ mượn cái bút !

- Lan ơi , cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không ?

- Nhận xét câu trả lời của bạn .

- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . + HS suy nghĩ và tiếp nối phát biểu : - Cách nói lịch sự là câu b , c , d :

- Bác ơi, mấy giờ rồi ạ !

- Bác ơi , bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ! - Bác ơi , bác xem dùng cháu mấy giờ rồi ạ !

- Nhận xét câu trả lời của bạn .

- Các nhóm thảo luận và hồn thành yêu cầu trong phiếu .

- Cử đại diện lên dán băng giấy lên bảng .

a) Lan ơi , cho tớ về với !

- Cho đi nhờ một cái !

Lời nói này lịch sự vì có các từ xưng hô Lan , tớ từ với , ơi thể hiện quan hệ thân mật . -Câu này bất lịch sự vì nói trống không , thiếu từ xưng hô .

b) Chiều nay , chị đón em nhé !

- Chiều nay , chị phải đón em đấy !

- Lời nói này lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện sự đề nghị thân mật .

- Từ " phải " trong câu có tính bắt buộc , mệnh lệnh không phù hợp lời đề nghị của người dưới

Trường: Tiểu Học Lê Thế Hiếu Lớp 4c

-Gọi các nhóm khác bổ sung.

-Nhận xét, kết luận các câu mà HS nêu đúng các ý lịch sự , cho điểm các nhóm có số câu đúng hơn.

Bài 4 :

-Gọi HS đọc yêu cầu.

-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để đặt câu khiến đúng với từng tình huống giao tiếp , đối tượng giao tiếp thể hiện thái độ lịch sự .

+ Dán lên bảng 3 tờ giấy khổ to , phát bút dạ cho mỗi nhóm .

+ Mời 3 HS lên làm trên bảng .

-Gọi 1 HS cuối cùng trong nhóm đọc kết quả làm bài ( đọc các câu khiến đúng theo ngữ điệu ).

-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét các câu mà bạn vừa nêu đã đúng với tình huống và bày tỏ được thái độ lịch sự đã đặt ra chưa .

- GV nhận xét ghi điểm HS đặt được câu hay

3. Củng cố – dặn dò:

-Nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà tìm thêm các câu khiến vơi

c ) Đừng có mà nói như thế !

- Theo tớ cậu không nên nói như thế !

- Câu khô khán , mệnh lệnh . - Lịch sự , khiêm tốn , có sức thuyết phục vì có cặp từ xưng hô tớ cậu , từ khuyên nhủ không nên , khiêm tốn : theo tớ

d) Mở hộ cháu cái cửa !

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với !

- Nói cộc lốc . -Lời lẽ lịch sự , lễ độ vì có cặp từ từ xưng hô bác - cháu thêm từ " giúp " sau từ " mở " thể hiện sự nhã nhặn , từ với thể hiện tình cảm thân mật .

-Bổ sung các câu mà nhóm bạn chưa nói rõ . -1 HS đọc thành tiếng.

-HS thảo luận trao đổi theo nhóm .

-3 HS lên bảng đặt câu theo từng tình huống như yêu cầu viết vào phiếu .

+ HS đọc kết quả : a/ Với bố :

+ Bố ơi , bố cho con tiền để mua một quyển sổ ạ ! - Xin bố cho con tiền để mua quyển sổ ạ !

+ Bố ơi , bố cho con tiền để con mua một quyển sổ nhé !

- Bố ơi, bố có thể cho con tiền để con mua quyển sổ được không ạ ?

b/ Với bố hoặc mẹ của bạn :

+ Bác ơi , cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc có được không ạ ?

-Xin bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ! +Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ !

+ Bác ơi , bác cho cháu ngồi bên nhà bác một lúc nhé !

- Bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ ! - Thưa bác , cháu muốn ngồi nhờ bên nhà bác một lúc , được không ạ ! .

Trường: Tiểu Học Lê Thế Hiếu Lớp 4c

mỗi tình huống , chuẩn bị bài sau.

-HS cả lớp . .

LỊCH SỬ :

QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789 NĂM 1789

I.Mục tiêu :

Học xong bài này HS biết :

-Thuật lại diễn biến trận Quang trung đại phá quân thanh theo lược đồ .

-Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .

- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .

II.Chuẩn bị :

-PHT của HS .

III.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định:

Cho HS hát .

2.KTBC :

-Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?

-Trình bày kết quả của việc nghỉa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .

-GV nhận xét ,ghi điểm.

3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu và giới thiệu

bài.

b.Phát triển bài :

GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh .

*Hoạt động nhóm :

-GV phát PHT có ghi các mốc thời gian : +Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)… +Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu ( 1789) … +Mờ sáng ngày mồng 5 …

-GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các mốc thời gian trong PHT.

-Cho HS dựa vào SGK ( Kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .

-GV nhận xét .

*Hoạt động cả lớp :

-GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong

-Cả lớp .

-HS hỏi đáp nhau . -Cả lớp nhận xét .

-HS lắng nghe.

-HS nhận PHT.

-HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm .

-HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung …..

Trường: Tiểu Học Lê Thế Hiếu Lớp 4c

cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc ,tiến quân trong dịp tết ; các trận đánh ở Ngọc Hồi , Đống Đa …).

-GV gợi ý:

+Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?

+Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào ?Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch ?

+Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần binh sĩ ? +Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào ? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta ?

- GV chốt lại : Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (HN) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .

-GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .

-GV nhận xét và kết luận .

4.Củng cố :

- GV cho vài HS đọc khung bài học .

-Dựa vào lược đồ hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi , Đống Đa .

-Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh ?

5.Tổng kết - Dặn dò:

*Đỉnh cao của sự nghiệp anh hùng của vua Quang Trung chính là ở những chiến thắng vang dội như Hà Hồi ,Ngọc Hồi ,Đống Đa …Cũng từ đây sau khi đánh thắng nhà Thanh, Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách xã hội tiến bộ để phục hưng đất nước .

-Về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài tiết sau : “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.

-Nhận xét tiết học .

-HS trả lời theo gợi ý của GV. -Cả lớp nhận xét, bổ sung.

-HS thi nhau kể.

-3 HS đọc .

-HS trả lời câu hỏi .

-HS lắng nghe. -HS cả lớp.  ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HUẾ I.Mục tiêu :

Học xong bài này, HS biết:

-Xác định vị trí Huế trên bản đồ VN.

-Giải thích vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.

-Tự hào về TP Huế (được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993).

Trường: Tiểu Học Lê Thế Hiếu Lớp 4c

-Bản đồ hành chíùnh VN.

-Aûnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.

III.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định: Hát

2.KTBC :

-Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?

-Vì sao ở các tỉnh duyên hải miền Trung lại có các nhà máy sản xuất đường và sửa chữa tàu thuyền?

-Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía.

GV nhận xét ghi điểm.

3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài: Ghi tựa

b.Phát triển bài :

1/.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ :

*Hoạt động cả lớp và theo cặp:

-GV yêu cầu 2 HS tìm trên bản đồ hành chính VN kí hiệu và tên TP Huế. Nếu có điều kiện về thời gian và nhận thức của HS về địa điểm của tỉnh (TP) nơi các em sống trên bản đồ thì GV yêu cầu HS xác định vị trí tỉnh (TP) của các em rồi từ đó nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế.

-GV yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK.

+Con sông chảy qua TP Huế là Sông gì? +Huế thuộc tỉnh nào?

+Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.

-GV nhận xét và bổ sung thêm:

+Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra cửa biển Thuận An.

+Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ). -GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Huế.

2/.Huế- Thành phố du lịch : *Hoạt động nhóm:

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi

+Em hãy cho biết nếu đi thuyền xuôi theo sông Hương, chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế?

+Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp

-HS hát. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS tìm và xác định . -HS làm từng cặp. +Sông Hương . +Tỉnh Thừa Thiên.

+Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ,Lăng Tự Đức,…

-HS trả lời .

+Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,chùa Thiên Mụ,khu Kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền,chợ Đông Ba …

Trường: Tiểu Học Lê Thế Hiếu Lớp 4c

của TP Huế.

-GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. GV có thể cho kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế (tùy theo khả năng của HS).

-GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua TP, các khu vườn sum suê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; Thêm nét đặt sắc về văn hóa, làng nghề, văn hóa ẩm thực.

4.Củng cố :

-GV cho 3 HS đọc phần bài học.

-GV cho HS lên chỉ vị trí TP Huế trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.

-Yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành TP du lịch.

5.Tổng kết - Dặn dò:

-Nhận xét tiết học.

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Thành phố Đà Nẵng”

-HS mô tả .

-HS mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm .

-HS đọc . -HS trả lời . -Cả lớp .  Ngày soạn:8/4/2009 Ngày giảng:10/4/2009 THỂ DỤC

MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY

I. Mục tiêu :

-Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.

-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng được động tác và nâng cao thành tích .

Một phần của tài liệu GA lop 4 tuan 29 CKT (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w