Giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường OTC

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp. Phân tích mối liên hệ giữa 2 thị trường này. Liên hệ thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 34)

III. Thị trường thứ cấp: Thị trường phi tập trung (OTC)

6.Giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường OTC

Khi một khách hàng muốn mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó với một số lượng nhất định, khách hàng ra lệnh cho công ty chứng khoán nơi mở tài khoản.

Lệnh mua hoặc bán chuyển đến phòng giao dịch của công ty chứng khoán. Trong bộ phận giao dịch, lệnh được chuyển cho nhà môi giới lập giá. Ở đây có thể chia ra 2 trường hợp:

-Nếu công ty chứng khoán là người tạo thị trường cho loại chứng khoán mà khách hàng đặt mua, bán thì bộ phận giao dịch của công ty giao dịch sẽ trực tiếp thương lượng và thỏa thuận với các khách hàng.

-Nếu công ty chứng khoán không phải là người tạo ra thị trường thì bộ phận giao của công ty chứng khoán sẽ liên hệ với các nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán này. Thông thường các nhà tạo lập thị trường sẽ báo giá 2 chiều: giá hỏi mua và giá chào bán. Bộ phận giao dịch sẽ thực hiện lệnh của khách hàng với nhà tạo lập thị trường nào đưa ra mức giá có lợi nhất cho khách hàng.

Bộ phận ghi giá vào mẫu lệnh cùng với tên của nhà giao dịch môi giới rồi chuyển tới phòng thực hiện lệnh. Bộ phận thực hiện lệnh báo cáo thực hiện lệnh cho người đại diện hoặc thư kí nhận lệnh và người này sẽ có trách nhiệm thông báo cho khách hàng.

Sau khi hoàn tất giao dịch, bộ phận giao dịch sẽ lập bảng xác nhận giao dịch cho khách hàng và chuyển giao kết quả giao dịch tới bộ phận thanh toán để làm thủ tục thanh toán.

Trên thị trường chứng khoán phi tập trung thì công ty chứng khoán có thể thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Cũng như các nghiệp vụ giao dịch khác, khi mua bán chứng khoán cho chính mình, bộ phận giao dịch mua bán của công ty sẽ thực hiện.

Phần 3: Phân biệt thị trường OTC và sở giao dịch chứng khoán

Thị trường OTC Sở giao dịch chứng khoán

Giống nhau

 Đều là các thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý giám sát của nhà nước.  Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán

Khác nhau

Địa điểm giao dịch là phi tập trung. Địa điểm giao dịch tập trung có trung. tâm giao dịch cụ thể

Giao dịch bằng cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu.

Giao dịch thông qua đấu giá tập trung. Trên thị trường có thể có nhiều mức giá đối với một

chứng khoán trong cùng một thời điểm.

Chỉ có một mức giá đối với một chứng khoán trong cùng một thời điểm.

Giao dịch các chứng khoán có độ rủi ro cao. Bao gồm 2 loại chứng khoán: Chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch và chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở giao dịch song đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý thị trường OTC.

Giao dịch chứng khoán có độ rủi ro thấp hơn, các chứng khoán phải đảm bảo những tiêu chuẩn niêm yết nhất định.

Sử dụng mạng máy tính diện rộng để giao dịch, thông tin và quản lý.

Có thể sử dụng mạng máy tính để giao dịch hoặc là không.

Có nhiều nhà tạo lập thị trường cho một chứng khoán. Chỉ có một nhà tạo lập thị trường cho một loại cứng khoán đó là các chuyên gia cứng khoán.

Cơ chế thanh toán là linh hoạt và đa dạng. Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương thống nhất.

Phần 4: Mối quan hệ

giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp

Theo quá trình luân chuyển vốn, TTCK được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Mặc dù đây là hai loại thị trường khác nhau, nhưng với cùng bản chất hàng hóa, nên chúng quan hệ hết sức chặt chẽ.

Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Mối quan hệ đó thể hiện qua các giác độ:

Thứ nhất, thị trường thứ cấp làm tăng tính lỏng cho các chứng khoán đã phát hành, làm tăng sự ưa chuộng của chứng khoán và giảm rủi ro của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi danh mục đầu tư, trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm bớt được chi phí huy động và sử dụng vốn, tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Việc tăng tính lỏng của chứng khoán tạo điều kiện chuyển đổi thời hạn của vốn, từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện phân phối vốn một cách hiệu quả.

Thứ hai, thị trường thứ cấp được coi là thị trường định giá các công ty, xác định giá các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thứ ba, thông qua việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nàh phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua “ bàn tay vô hình”, vốn sẽ được chuyển đến những công ty làm ăn hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.

Không có thị trường thứ cấp, thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp, thì nhà đầu tư cũng không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đợt mới.Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tóm lại, giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa 2 thị trường này là mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán cho thị trường thứ cấp hoạt động; và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trôi chảy được. Vì khi đó các loại chứng khoán rất khó khăn

khi phát hành, không ai dám đầu tư vào chứng khoán vì chứng khoán không thể chuyển đổi thành tiền tệ khi cần, vốn của họ bị ứ động.

Nếu cung từ thị trường sơ cấp quá lớn, thì sẽ dẫn đến tình trạng ròng tiền bị suy yếu, làm cho giá cổ phiếu trên thị trường thứ cấp bị sụt giảm và cổ phiếu bị giảm tính thanh khoản. Cũng như hàng hóa quá nhiều mà tiền thì lại có ít, vì thế, lượng trao đổi bị ách tắc, tồn đọng, người có cổ phiếu không bán được vì chẳng có ai mua.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

Phần 5: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp. Phân tích mối liên hệ giữa 2 thị trường này. Liên hệ thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 34)