Đối với thị trường thứ cấp

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp. Phân tích mối liên hệ giữa 2 thị trường này. Liên hệ thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 49)

III. Thị trường thứ cấp: Thị trường phi tập trung (OTC)

3.Đối với thị trường thứ cấp

- Thị trường thứ cấp tuy rất sôi nổi trong năm 2006-2007 nhưng sang năm 2008 đã trở nên ảm đạm. Hơn nữa, thị trường tài chính phát triển chủ yếu là Sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC chưa phát triển rộng rãi. Trên trường thứ cấp còn tồn tại nhiều giao dịch và tài khoản ảo, xảy ra hiện tượng đầu cơ gây bất ổn thị trường. Số mã chứng khoán còn ít, chủ yếu là cổ phiếu, còn trái phiếu, tín phiếu kho bạc … thì rất ít hoặc không có.

Thị trường trái phiếu VN gần như đóng băng, chỉ gói gọn trong một vài nhà đầu tư lớn và các nhà đầu tư nước ngoài vì khối lượng giao dịch lớn, các nhà đầu tư nhỏ trong nước không đáp ứng được. Thêm vào đó, trái phiếu chính phủ chủ yếu do các ngân hàng nắm giữ và các ngân hàng thường nắm giữ đến khi đáo hạn.

Trên thị trường thứ cấp TPCP, lợi suất giao dịch tiếp tục bám sát lãi suất trúng thầu của cùng một kì hạn trên thị trường sơ cấp.

-Trước thực trạng tự doanh thua lỗ trầm trọng trong năm vừa qua, hầu hết các công ty chứng khoán đều cam kết với cổ đông sẽ giảm hoạt động tự doanh và đẩy mạnh các dịch vụ khác đặc biệt là hoạt động môi giới trong năm 2012. Chính điều này làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường thêm phần khốc liệt.

- Tới năm 2013 thì tổng giá trị giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp trong 6 tháng đầu năm 2013 vượt 7% cả năm 2012.

Theo bản tin trái phiếu của công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp đạt 254.530 tỷ đồng, tăng 174% so với cùng kỳ, là mức cao kỷ lục kể từ năm 2010. Giá trị này cũng cao hơn tổng giá trị giao dịch trong cả năm2012trên7%.

Đáng lưu ý, giá trị giao dịch bình quân hàng tháng chỉ đạt khoảng 4.000- 5.000 tỷ đồng trong năm 2010, 2011; tăng lên khoảng 19.600 tỷ trong năm 2012 và nhảy vọt lên mức trung bình 40.000 tỷ đồng trong 6 tháng 2013.

Nhìn từ khía cạnh khác, cơ cấu giao dịch vẫn đồng nhất trong suốt 6 tháng đầu năm 2013, giao dịch trái phiếu kỳ hạn 0-3 năm chiếm phần lớn 51% và giao dịch trái phiếu kho bạc chiếm 62% tổng giá trị giao dịch. Nhưng tới tháng 9-2013 thị trường thứ cấp tiếp tục ảm đạm. Lợi suất trái

phiếu ngắn hạn tăng.

Diễn biến ảm đạm tiếp tục được duy trì trên thị trường thứ cấp với tổng giá trị giao dịch giảm xuống còn 34,927 tỷ đồng do giao dịch tín phiếu tăng

nhẹ trong khi giao dịch trái phiếu sụt giảm mạnh. Cụ thể, khối lượng trái phiếu được giao dịch giảm 7.02% xuống 32,951 tỷ đồng trong khi khối lượng tín phiếu tăng lên 1,976 tỷ đồng trong tháng 8, gấp 3 lần con số này của tháng 7 là 445 tỷ đồng.

Ở giao dịch trái phiếu, giá trị giao dịch giao ngay giảm xuống còn 21,689 tỷ đồng trong tháng 8, trong khi giá trị giao dịch repo tăng lên 11,262 tỷ đồng. Trái phiếu Kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 87% trong giao dịch giao ngay và 13% còn lại thuộc về trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, 75.5% trong tổng giá trị giao dịch giao ngay là của trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 18.5% là của trái phiếu kỳ hạn 3-5 năm và 6% còn lại là các kỳ hạn trên 7 năm.

Theo quan điểm của VCBS diễn biến giao dịch ảm đạm trên thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục diễn ra trong tháng tới do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi khối lượng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn không đáng kể trong tháng 9, các tổ chức tín dụng không có nhiều động lực để bán ra trái phiếu trong thời điểm này khi mà tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu giảm tốc trong tháng 8.

Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng lên trong khi lợi suất trái phiếu của các kỳ hạn dài hơn giảm xuống dẫn đến đường cong lợi suất có xu hướng thoải hơn

4. Hạn chế của TTCK Việt Nam

- Bộ máy với các thành viên chủ chốt vẫn là những cá nhân do Nhà nước (cổ đông lớn nhất) bổ nhiệm. Phần còn lại, do các cá nhân bên ngoài và người lao động trong công ty nắm giữ. Nhiều cổ đông trong công ty thậm chí không có đủ kiến thức về pháp luật để biết được mình có quyền lợi như thế nào khi nắm giữ quyền biểu quyết. Hành lang pháp lý chưa đầy đủ và không rõ ràng, thiếu một cơ chế giám sát đủ mạnh đã gần như không bảo vệ được quyền lợi cho các cổ đông thiểu số. Ban giám đốc của một số công ty này vẫn do Nhà nước bổ nhiệm và gần như chẳng có trách nhiệm gì đáng kể về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính đặc điểm này làm cho bộ máy quản lý trở nên chuyên chế và có xu hướng chú trọng tới lợi ích các nhân của mình hơn là lợi ích của các cổ đông và các chủ sở hữu.

- Doanh nghiệp không có khả năng đối phó với những biến động của nền kinh tế. Tình hình hoạt động của họ vì vậy chịu tác động rất mạnh của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn được xem là hết sức phức tạp, tuy ít có khả năng xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng nhưng lại đầy rủi ro ( khả năng ít xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng vì nguyên nhân sự trì trệ về kinh tế chứ không phải xuất phát từ một nền kinh tế đủ tiềm lực để đối phó với rủi ro). Các công ty niêm yết hiện tại hầu hết là các công ty có lịch sử ra đời khá lâu và hoạt động trong các ngành kinh tế rất phổ thông và mang tính cạnh tranh cao như sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng... thị trường Việt Nam và quốc tế đối với các sản phẩm này hầu như đã bão hoà. Mặt khác, các sản phẩm này phần lớn nằm trong danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế khi hội nhập. Khả năng mở rộng và phát triển nhanh là rất ít. Việc này duy trì ở mức độ hiện tại và gia tăng chút ít so với năm trước. Điều này làm cho giá trị cổ phiếu của công ty khó có thể gia tăng ổn định. - Luật chứng khoán vẫn có nhiều thiếu sót chưa phù hợp, hành lang pháp lý

thiếu hoàn chỉnh để đảm bảo tính chặt chẽ cho thị trường

- Quản lí và hoạt động thị trường còn chưa thật tốt dẫn tới việc giá cổ phiếu tăng giảm thất thường, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động tư vấn, giám sát, định giá cổ phần để niêm yết chưa hợp lí, chất lượng và quản lí thông tin hạn, thị trường phi tập trung OTC hoạt động kém hiệu quả.

-TTCK Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập

Tình hình của Việt Nam hiện nay, áp lực cải cách vẫn lớn trong khi không gian để cải cách còn rộng. Thách thức nhiều nhưng điều kiện xử lý thách thức cũng rất lớn. Nhìn ra ngoài, nền kinh tế thế giới cũng sẽ phát triển ổn định trong năm nay và điều này cho phép Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng cao trong một thời gian nữa.

- Cơ sở hạ tầng trong ngày chứng khoán còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hoạt động của các trung gian tài chính còn chưa đủ năng lực.

- Hoạt động kiểm toán trên thị trường này còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bình đẳng và đồng bộ

chohoạt động của TTCK, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu thông t hoáng hơn theo cam kết WTO để thu hút các nhà cung cấp dịch vụ

chứng khoán nước ngoài vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hoàn thi thể chế thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, tổ chức và

điều hành TTCK theo đúng chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính công khai v à minh bạch, nâng cao năng lực quản lý và giám sát TTCK.

- Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh vềc ấu trúc, có sự giám sát thích hợp của Nhà nước và liên kết với thị trườngvốnquốctế,điều kiện niêm yết, Hastc tổ chức thị trường cho c ác cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoá n, nâng cao hiệu lực quản lý và giám sát thị trường OTC. Tăng cường tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư theo tinh thần của L uật Chứng khoán.

- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN và các NHTMNN, góp phần tăng thêm nguồn hàng hóa có chất lượng cho TTCK, tiếp t ục bán cổ phần tại một số công ty cổ phần mà Nhà nước thấy

không cần phải nắm giữ.Đồng thời tăng cường hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công

chúng, giúp các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân có kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng thông tin và trình độ nguồn nhân lực của các trung tâm giao dịch chứng khoán và các tổ chức trung gian nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường và đảm bảo quyền lợi của các tổ chức và cá nhân khi tham gia đầu tư trên TTCK. Tăng cường hệ thống giám sát tài chín h nhằm hạn chế rủi ro, nhất là đối với các nguồn vốn ra nước ngoài. Có giải pháp khả thi để giảm thiểu rủi ro, tránh những biến đ ộng lớn và đột ngột của TTCK; trong đó, Chính phủ cần đóng vai tr ò định hướng thông tin và dẫn dắt thị trường, điều chỉnh thị

trường bằng những công cụ thích hợp, mở rộng các công cụ tài

chính phát sinh, hình thành quỹ bình ổn thị trường và đảm bảo sự a n toàn hệ thống.

- Tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn v iệc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế.

- Tiếp tục ổn định và phát triển thị trường thứ cấp. Nhà nước cần sớm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn và ách tắc để tiếp tục vực dậy và phát triển thị trường thứ cấp. Bên cạnh việc hoàn thiện về hệ thống pháp luật cho thị trường chứng khoán. Có như vậy thì thị trường thứ cấp mới có thể bứt phá lên được và tạo đà cho sự vươn lên của thị trường sơ cấp.

6. Một số kiến nghị

• Về phía Nhà nước

Đối với các giải pháp kìm chế lạm phát, Chính phủ cần yêu cầu các bộ ngành rà soát các quy chế, cải thiện môi trường đầu tư để huy động đủ vốn đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực đầu tư công, xem xét lại những công trình, dự án đọng vốn quá lâu, thậm chí đình hoãn những công trình chưa thật cần thiết. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

- Đưa ra khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số: Khi tham gia vào thị trường chứng khoán các cổ đông nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn các cổ đông lớn vì họ chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, khả năng nắm bắt thông tin không nhanh, và khả năng phân tích thông tin kém chính vì vậy họ có rất nhiều bất lợi. Vì vậy Chính phủ cần đưa ra các khung pháp lý cần thiết để bảo về quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ.

- Đưa ra các quy định về chế độ thuế đối với nhà đầu tư

- Đưa ra các chuẩn mực kiểm toán, kế toán: cần có một chuẩn mực kiểm toán để Nhà nước có thể kiểm tra tính minh bạch của những thông tin do công ty cổ phần đưa ra.

- Đưa ra các chuẩn mực về công khai minh bạch thông tin: đây là điều kiện tiên quyết để lành mạnh TTCK Việt Nam giúp thị trường pháttriển tốt hơn.

• Về phía các nhà đầu tư

Cần phải có những hiểu biết cơ bản về thị trường chứng khoán, có hiểu biết về cổ phiếu của các công ty muốn đầu tư, xác định mức độ chính xác, mức độ tin cậy của thông tin khi đầu tư.

• Về phía các công ty chứng khoán

Cần đưa ra thông tin chính xác và minh bạch, để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể phân tích các thông số kỹ thuật để có thể đầu tư chứng khoán một cách chính xác hơn và không như hiện nay đầu tư theo phong trào, điều này làm cho TTCK Việt Nam thành TTCk bong bóng điều này sẽ rất nguy hiểm đối với nền kinh tế.

• Về phía Ngân hàng

Các Ngân hàng Nhà nước công bố và thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để bảo đảm khả năng thanh toán, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc. Đồng thời tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố, bảo đảm phù hợp với tình hình diễn biến tiền tệ và khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường; điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu,

lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng cần tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư, tính toán xem xét thứ tự ưu tiên việc việc mua ngoại tệ cho các đối tượng. Nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài. Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng đôla Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ dao động ± 2%.

KẾT LUẬN

Như vậy, sau 12 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển một cách mạnh mẽ thì thị trường chứng khoán Việt Nam phải phát huy hơn nữa vai trò của mình như một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.

Chính vì thế mà hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải chuẩn bị một cách kĩ càng cả về kiến thức cơ bản và các kinh nghiệm của các nước trên thế giới về cơ cấu quản lí và kiểm soát hoạt động của thị trường chứng khoán. Có như vậy, thì thị trường chứng khoán sẽ không trở thành vật cản của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp. Phân tích mối liên hệ giữa 2 thị trường này. Liên hệ thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 49)